【cn.7m live scores】Cần những tập đoàn kinh tế tư nhân trụ cột

时间:2025-01-10 23:56:06 来源:Empire777

t18

Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các TĐKTTN quy mô lớn,ầnnhữngtậpđoànkinhtếtưnhântrụcộcn.7m live scores

Những năm gần đây đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân (TĐKTTN) quy mô lớn mạnh, nhưng họ vẫn nghiêng về những cơ hội mang tính đầu cơ, ngắn hạn, chưa có động lực để trở thành DN trụ cột để liên kết các DN nhỏ cùng nâng cao sức cạnh tranh, trở thành đầu tàu của nền kinh tế như kỳ vọng.

TĐKTTN vẫn chưa được thừa nhận chính danh

Những năm gần đây, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các TĐKTTN quy mô lớn, dù mô hình TĐKTTN hiện nay chưa được thừa nhận. Trong khi các TĐKT nhà nước do Chính phủ thành lập bằng các quyết định hành chính, nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, thì các TĐKTTN hình thành do tập trung, tích tụ vốn, mang tính tự phát và chưa được công nhận theo luật. Do đó, các tập đoàn hiện phải mang những cái tên như “Công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc “Công ty TNHH tập đoàn”.

Theo TS. Phan Thế Công, Đại học Thương mại, việc thừa nhận các TĐKTTN đến nay vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương. Hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKTTN. Chính vì thế, các TĐKTTN vẫn đang phải hoạt động một cách “mò mẫm” và chưa có những định hướng vĩ mô.

Sự phát triển của các TĐKTTN phần lớn gắn với bất động sản hoặc khai thác tài nguyên khoáng sản, là loại tài sản mà theo luật pháp thì thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Bất động sản và tài nguyên là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nếu các quy định và hệ thống thực thi minh bạch, công bằng, phù hợp với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác, quản lý hai nguồn lực này ở Việt Nam vẫn còn thể hiện một số yếu kém về thể chế và năng lực, đạo đức trong quản trị, gây nên tai tiếng về tham nhũng, tạo nên những xung đột lợi ích.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, DN tư nhân (DNTN) luôn được coi là đầu kéo cho sự phát triển kinh tế. Các số liệu khảo sát đều cho thấy DNTN có hiệu quả cao hơn DN nhà nước (DNNN). Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các TĐKTTN thông qua các chính sách, chương trình, định hướng, ưu tiên của Nhà nước trong từng thời kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các TĐKTTN còn chưa được thể hiện rõ.

Tại các nước phát triển, TĐKTTN là những DN có tầm nhìn xa trông rộng, có thể làm đầu tàu, dẫn dắt cuộc chơi, tạo ra thị trường và mạng lưới kinh doanh hay các chuỗi giá trị, để các DN khác cùng tham gia. Các DN DNNVV ngược lại cũng mang đến lợi ích cho các TĐKTTN lớn. DNNVV là nơi để các TĐKTTN đặt hàng các sản phẩm và dịch vụ mà nếu họ tự làm sẽ không hiệu quả bằng. Họ cũng là thị trường quan trọng trực tiếp tiêu thụ hoặc tham gia phân phối các sản phẩm của các TĐKTTN. Quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các TĐKTTN với các DN khác tạo nên sự phát triển có lợi cho cả xã hội.

Cần môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng

Việt Nam đang thực sự cần những TĐKTTN có vai trò đầu tàu dẫn dắt. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, những tập đoàn mạnh sẽ định hình chân dung kinh tế quốc gia; là trụ cột để các DNNVV liên kết, tạo thành lực lượng DN Việt Nam đúng nghĩa. Các TĐKTTN cũng là những thủ lĩnh, có vai trò tập hợp khối DN Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh và hợp tác phát triển toàn cầu.

Để hỗ trợ, khuyến khích sự hình thành và lớn mạnh của các TĐKTTN như vậy, vai trò của Nhà nước không phải là can thiệp sâu vào quá trình này mà quan trọng nhất là hoàn thiện cơ chế, khẳng định sự ủng hộ đối với khu vực kinh tế tư nhân bằng cách thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân bằng quy định của pháp luật. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển TĐKTTN phải phù hợp với cơ chế thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển TĐKTTN thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức; không biến việc chấp thuận, xác nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân.

Theo TS. Phan Thế Công, DN có thể tự đi, tự lớn nhưng nếu môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận với các lợi thế kinh doanh, nguồn vốn... thì bài toán hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa các nguồn lực kinh tế sẽ có lời giải tốt. Nếu như các DNTN đủ lớn để trở thành đối tác cạnh tranh với tập đoàn nhà nước cũng sẽ là động lực để nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực tập đoàn kinh tế nhà nước theo hướng hiệu quả, minh bạch. Khi đó, các đầu tàu kinh tế sẽ thực sự mạnh và việc giám sát hiệu quả của khu vực DNNN sẽ theo hướng thị trường hơn.

Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng việc hình thành các TĐKTTN là xu thế khách quan. Nhiều DN nhỏ cạnh tranh với nhau để lớn mạnh, sẽ xuất hiện thêm nhiều DN vừa và lớn. Trong bối cảnh hiện nay, với công nghệ mới, cách làm mới, chỉ từ 5 đến 10 năm, là có thể sản sinh ra một lớp DN lớn mạnh. Ðiều Nhà nước cần quan tâm là tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho DN phát triển.

Bên cạnh đó, phải có những cơ chế hữu hiệu để bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn và nhất là bảo vệ tốt hơn tài sản sở hữu của người kinh doanh. Ðây là yếu tố còn rất thiếu trong hầu hết các phương diện chính sách, luật lệ, thực thi từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Nếu giải quyết được yếu tố này sẽ giúp DN có thêm khát khao và động lực phấn đấu, vươn mình trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, đủ sức lực để kéo kinh tế đất nước vững bước tiến về phía trước.

H.Y

推荐内容