【trận đấu albirex niigata】“Học sử để sống với người đã chết”
Mấy hôm nay, chủ đề đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, bắt đầu từ một hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức hồi đầu tháng 12, vẫn đang được dư luận quan tâm. Thật ra thì sự bết bát của thực trạng dạy và học lịch sử trong nhà trường, thể hiện qua điểm thi, được báo động đỏ từ năm 2019, khi trong kỳ thi THPT quốc gia, 70% số bài thi lịch sử điểm dưới 5, điểm trung bình môn là 4,3, thấp nhất trong 9 môn thi. 3 năm trở lại đây, tuy điểm trung bình môn lịch sử có khả quan hơn chút đỉnh, nhưng vẫn thấp hơn các môn còn lại với 6,34 (năm 2022), 4,79 (năm 2021) và 5,19 (năm 2020). Ở Huế, theo như cách nói của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT thì thậm chí, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế thấp hơn phổ điểm trung bình của toàn quốc. Và chất lượng dạy học môn lịch sử của tỉnh nhà vẫn còn một số hạn chế, trong khi nghịch lý là hàng năm có nhiều học sinh đạt giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia môn lịch sử. Có rất nhiều lý do để lý giải thực trạng này, trong đó cơ bản nhất là học sinh không quan tâm do việc biên soạn sách lịch sử, dạy lịch sử trong nhà trường chưa được hấp dẫn và chú trọng. Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử là một mệnh lệnh cấp thiết. TS. Nguyễn Đức Cương (Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế) đã có ý kiến rất hay khi cho rằng, cái gốc của sự đổi mới đó chính là đổi mới đào tạo, bồi dưỡng người thầy. Bản thân lịch sử rất hấp dẫn, nhưng dạy học lịch sử không hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý, say mê của học sinh xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dạy của người thầy. Do vậy, cần phải đầu tư đổi mới người thầy, trong đó chú trọng việc đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo giáo viên cũng như hình thức, phương pháp dạy học. Đổi mới người thầy, trước hết phải đổi mới từ quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa theo hướng không lệ thuộc và đó, như lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại cuộc gặp gỡ với giáo viên cả nước vào ngày 15/8/2023. Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong chương trình đổi mới giáo dục, sách giáo khoa chỉ còn là một công cụ, là học liệu, cũng có thể là công cụ, học liệu đặc biệt nhưng chúng ta cần sử dụng sách giáo khoa một cách chủ động, không lệ thuộc. Sách giáo khoa – học liệu là một khái niệm rất mới mẻ không chỉ với học sinh, phụ huynh mà cả với thầy, cô giáo. Bởi lâu nay, theo khuôn phép của “giáo dục đồng phục”, sách giáo khoa là “chỗ dựa” để giáo viên, học sinh phải theo đó mà dạy, học, kiểm tra, học gì phải thi đó… khiến giáo viên và học sinh không còn khả năng sáng tạo hay tư duy độc lập. Đây mới là sự đổi mới cần thiết cho việc dạy và học sử trong bối cảnh hiện nay. Sự đổi mới như thế này, rất gần với tinh thần học sử, học địa nói riêng và học các môn xã hội nói chung mà cụ Huỳnh Thúc Kháng đã viết từ mấy chục năm trước trên tờ báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút: “Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đáng chú ý là “học sử để sống với người đã chết” cũng là một cách học lý thú, hiệu quả đã và đang được ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng từ nhiều năm nay qua việc nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã kết nối với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và một số bảo tàng để đưa học sinh đến trải nghiệm, học bằng thực tế thay vì câu chữ và những con số trên lớp. Đây là một hướng đi mới và hay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan khi những học sinh đã bắt đầu có sự yêu thích và nhìn nhận khác đi về môn lịch sử, vốn tưởng là khô khan và nhàm chán. Cách làm này cần được ngành giáo dục đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung… nhân rộng để không chỉ là một chương trình ngoại khóa như lâu nay đang làm. Dạy và học lịch sử chưa hiệu quả là thực trạng chung của giáo dục cả nước. Nhưng đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, mặt nào đó lại là là chuyện riêng, là sự quyết tâm hành động của từng địa phương. Và Thừa Thiên Huế đang có lợi thế trong việc này, bắt đầu từ việc tận dụng lợi thế chẳng nơi nào có được về mật độ dày đặc của các di tích lịch sử trên địa bàn. Học sinh Trường THCS Tôn Thất Tùng tham quan, trải nghiệm tại Đại Nội. Ảnh: KIM NGÂN
相关推荐
-
Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
-
Nhận diện bạo lực gia đình và giải pháp phòng tránh
-
Thủ tướng: Kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia
-
Quốc hội thông qua EVFTA và EVIPA
-
Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
-
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm nhân sự mới
- 最近发表
-
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Gia đình hạnh phúc thời đại công nghệ 4.0: Hạnh phúc nằm ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta
- Triển lãm online những hình ảnh về Gia đình
- Phát biểu của Thủ tướng tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 36
- Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- Đề nghị Quốc hội quyết bội chi năm 2018 bằng 2,8% GDP
- Thủ tướng đề nghị Đắk Nông chủ động kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm giải ngân 100%
- Đường về nhà là vào tim ta
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28.6
- 随机阅读
-
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- Phát huy cao nhất trí tuệ trong thảo luận dự thảo văn kiện đại hội
- Ban lễ tang và gia đình Đại tướng Lê Đức Anh gửi lời cảm ơn
- Ngày Quốc tế Gia đình: Gắn kết gia đình trong thời điểm dịch Covid
- Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- Năm 2021: Việt Nam có khoảng 110 triệu liều vắc xin phòng Covid
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại biểu Quốc hội trẻ phải là lực lượng tiên phong đưa đất nước tiến lên
- Đa dạng truyền thông Ngày Gia đình Việt Nam
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- Bộ Y tế vừa có thông tin chính thức về ca sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid
- Tuổi hưu: Có chị dưới 50 đã nghỉ, có anh làm việc đến 67 tuổi
- Sôi nổi các hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Gia đình Việt Nam 2022
- Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- Thấy gì từ Tọa đàm Bạo lực giới thời Covid?
- Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, không chủ quan, điều tra, truy vết quyết liệt
- Đại tá Nguyễn Huyên nguyên Trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Truyền thông chung tay phòng, chống tự tử
- Viết cho con ngày trở lại trường sau kỳ nghỉ “Tết Covid thứ 2
- Thủ tướng tiếp tục làm việc với các địa phương, thúc đẩy quyết tâm phát triển
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt gây hại cho não
- Bảng giá xe Jaguar tháng 4/2022: Nhiều ưu đãi lớn
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam
- Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm của chuyển đổi số
- Florida Hotel – Khách sạn view biển được ưa chuộng bậc nhất Nha Trang
- Để doanh nghiệp nhà nước ‘cất cánh’
- Mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát
- Công ty CP Hoàng Anh Mê Kông bị phạt 400 triệu đồng do loạt vi phạm về bảo trì chung cư
- Flamingo Cát Bà Resorts từng lập hat
- Viettel tặng 2,5 tỷ đồng học bổng cho con công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn