发布时间:2025-01-11 07:58:09 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Kết quả điều tra khảo sát của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy, hiện nay có 1.153 điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 39 tỉnh, thành phố. Trong đó, 864 khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố. Trong đó có 185 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng; 289 kho hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 37 tỉnh, thành phố. |
Điều này dẫn tới hiện tượng mua bán, vận chuyển thuốc BVTV từ biên giới vào nội địa không tuân thủ quy trình kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nông dân, người tiêu dùng, hủy hoại môi trường nông nghiệp- nông thôn.
Thực trạng đáng báo động!
Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, thuốc BVTV được làm thủ tục NK chủ yếu tại cửa khẩu đường bộ, đường sắt phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai... và có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Tại Hội thảo “Quản lý XNK hóa chất BVTV” diễn ra mới đây tại TP.Lào Cai, ông Dương Minh Đức, Phó trưởng Phòng Thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) cho biết: “Rất khó phát hiện và bắt giữ được bà con vận chuyển thuốc BVTV nhập lậu, vì họ thường vận chuyển nhỏ lẻ, đi đường mòn, đường tắt. Nhưng khi đưa về lại thường bày bán công khai trong các phiên chợ ở các huyện biên giới.
Hầu hết thuốc BVTV đều được ghi nhãn mác bằng tiếng nước ngoài, không có hướng dẫn bằng tiếng Việt. Người bán cũng chỉ biết nhìn vào hình vẽ trên bao bì mà đoán biết đó là loại thuốc gì. Có nhiều loại thuốc cực độc, như thuốc diệt chuột bằng ống nước, bằng bột, bằng giấy dán tẩm thuốc... Nhiều trường hợp người dân không biết liều lượng sử dụng gây độc hại đến môi trường xung quanh...”.
Thuốc BVTV được bày bán lẫn lộn với các đồ dùng khác. Ảnh: H. Nụ
Dạo qua một số chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hầu như ở chợ nào cũng có người bán thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, nhiều nhất vẫn là thuốc trừ cỏ và thuốc kích thích tăng trưởng… Có loại thuốc mà ngay cả người bán hàng cũng không thể gọi tên mà chỉ biết công dụng qua hình thức bao bì, chai, lọ... Bên cạnh đó, giá của những loại thuốc nhập từ Trung Quốc thường rẻ hơn một nửa so với cùng loại có nguồn gốc từ Nhật hay các nước phát triển.
Chẳng hạn, Padan của Trung Quốc dạng bột một gói nhỏ giá chỉ 8.000 đồng, trong khi Padan của Nhật đến 16.000 đồng. Thuốc nước Validacine 500 ml của Nhật 18.000 đồng/chai thì của Trung Quốc 16.000 đồng. Vì vậy, thật dễ hiểu khi các sản phẩm thuốc BVTV của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam với nhiều chủng loại khác nhau.
Theo thống kê các cơ quan chức năng cho thấy ở Lào Cai hiện đang có trên 18 loại thuốc BVTV của Trung Quốc nhập lậu qua biên giới được bày bán, tất cả đều không được phép sử dụng ở Việt Nam. Trong đó, có những loại thuốc ở Việt Nam đã cấm sử dụng từ những năm 1980 như: thuốc trừ sâu 666, thuốc trừ cỏ 2.4.5 T (Brochtox, Decamine, Veon... ).
Theo ông Vi Văn Phát, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã thu giữ gần 800 lít thuốc BVTV (trong đó có 50 kg dạng bột) không rõ nguồn gốc của Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, số lượng thuốc BVTV bị thu giữ chỉ chiếm một phần nhỏ, bởi hiện nay trên 80% nông dân ở vùng trồng cây chuyên canh như: chuối, dứa và chè trên địa bàn tỉnh thường xuyên sử dụng thuốc BVTV của Trung Quốc, nên số lượng thuốc BVTV mà người dân sử dụng chắc chắn sẽ còn cao hơn.
Cần tuyên truyền dưới mọi hình thức
Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là ngoài thuốc nhập từ Trung Quốc trong danh mục thuốc cho phép thì các loại thuốc BVTV độc hại cho môi trường và con người bị Nhà nước cấm sử dụng cũng được nhập lậu chủ yếu từ Trung Quốc. Để đẩy lùi thực trạng này, ông Vi Văn Phát cho rằng: “Cần tăng cường tuyên truyền dưới mọi hình thức trên các phương tiện thông tin như, báo, đài phát thanh, đài truyền hình… một cách sâu rộng tới mọi người về công tác BVTV nói chung và công tác quản lý thuốc BVTV nói riêng. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn cho các hộ kinh doanh thuốc BVTV, trao đổi cung cấp thông tin thường xuyên để các hộ kinh doanh bán đúng chủng loại đúng nhu cầu của nhân dân”.
Cũng theo ông Dương Minh Đức, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định theo các Công ước quốc tế về Bảo vệ môi trường; pháp luật về môi trường cũng như quy định quản lý thuốc BVTV để nâng cao tính tuân thủ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Trong đó, cần quan tâm thường xuyên tới việc tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức sử dụng thuốc BVTV đúng chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp…
Năm 2010, Cục Hải quan Đồng Tháp tịch thu lô hàng vô chủ bao gồm 45 loại thuốc BVTV, tang vật gồm 926 gói thuốc trừ sâu, trừ rầy, trừ cỏ, trừ nấm… các loại với trọng lượng từ 10 đến 20g; 28 hộp thuốc trừ cỏ, phân bón lá (loại 10g); 430 chai thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ cỏ… với dung tích từ 100ml- 1 lít, hiện lô hàng này đã bàn giao cho Chi cục BVTV tổ chức thiêu hủy theo quy định. |
Theo ông Đào Nhật Đình, Chuyên gia Dự án hóa chất BVTV nhóm POP, để việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV theo đúng quy định, mang lại hiệu quả, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVTV; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tại các chợ- điểm nóng về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định. Xây dựng hệ thống đại lý phân phối cấp 1, 2, các cửa hàng ở các huyện trọng điểm, đồng thời mở các điểm bán thuốc bảo vệ thực vật ở vùng cao, vùng xa, vùng biên giới, vùng chuyên canh các sản phẩm hàng hoá như: chuối, dứa, ngô, cây thuốc lá…
Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình trình diễn, khảo nghiệm, đánh giá có sự chứng kiến của người dân, nhằm làm thay đổi nhận thức, phương pháp sử dụng thuốc theo hướng an toàn, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, như Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường trong việc quản lý chặt chẽ các cửa khẩu, lối mòn để ngăn chặn từ gốc các chủng loại thuốc nhập lậu từ Trung Quốc. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn bán các loại thuốc BVTV ngoài danh mục, góp phần hạn chế nguồn thuốc ngoài danh mục sử dụng trong sản xuất…
H.Nụ
相关文章
随便看看