Chủ động,ưutháogỡkịpthờicácvướngmắctàichínhcủadoanhnghiệpnhànướluật đánh phỏm tích cực hoàn thành nhiệm vụ năm 2024Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (TCDN) cho biết, năm 2024 Cục TCDN đã bám sát chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để kịp thời tham mưu, báo cáo xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, có thể kể đến như Đề án tài cơ cấu VNA, xử lý các vấn đề tài chính của SBIC… Đồng thời, Cục TCDN đã bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ để kịp thời có văn bản gửi các cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp và các cơ quan Bộ, ngành khác để tham gia ý kiến, xử lý các vướng mắc, tồn tại tài chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tái cơ cấu của các doanh nghiệp...
Về thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính (DATC, Tập đoàn Bảo Việt), Cục TCDN đã tham mưu, trình Bộ có văn bản gửi các đơn vị về việc giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra, Cục TCDN tham mưu, trình Bộ có văn bản gửi các đơn vị về các nội dung liên quan đến sắp xếp lại cơ sở nhà đất; phê duyệt báo cáo tài chính 2023 và kế hoạch kinh doanh 2024; Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên và Quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước; giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động năm 2023; quyết toán quỹ tiền lương thực hiện năm 2023 và kế hoạch năm 2024...
Đối với công việc thường xuyên, trong năm 2024, Cục TCDN đã tiếp nhận và tham gia ý kiến về năng lực tài chính của nhà đầu tư đối với 19 hồ sơ dự án đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực; có ý kiến tham gia với các bộ ngành (11 công văn) về tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, của các dự án đầu tư ra nước ngoài/ dự án đầu tư tại Việt Nam của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Thảo luận tại phiên họp, đại diện các phòng, ban, đơn vị liên quan thống nhất cao với báo cáo tổng kết được trình bày. Các ý kiến cũng nhấn mạnh, năm 2024, khối lượng công việc Cục TCDN đã thực hiện là rất lớn, cả về xây dựng, hoàn thiện thể chế, tham mưu, xử lý tài chính... Để triển khai thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao trong năm, các công việc của Cục luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo sát sao. Lãnh đạo Cục và Đảng ủy Cục TCDN luôn kịp thời chỉ đạo, điều hành công việc bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Bộ để đảm báo tiến độ đối với các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là đối với Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Hướng dẫn thực thi Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệpBước sang năm 2025, Cục TCDN xác định phấn đấu tập trung nhân lực, thời gian để đảm bảo tiến độ, có chất lượng các công việc, nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, về xây dựng cơ chế, chính sách, liên quan đến Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), sau khi Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2024), Cục TCDN sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện Đề án xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Cũng trong năm 2025, Cục TCDN xác định nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Cục trưởng Cục TCDN Bùi Tuấn Minh, năm 2025, bên cạnh việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, lĩnh vực tài chính doanh nghiệp dự kiến có những thay đổi tương đối lớn về công tác chuyên môn. Hiện nay, việc quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước đang được thực hiện đan xen, chồng chéo giữa một số cơ quan. Tới đây, với việc thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết 18-NQ/TW, tinh thần là một việc chỉ giao cho một đơn vị. Do đó, bên cạnh thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, Cục trưởng Bùi Tuấn Minh đề nghị các đơn vị, các cán bộ, nhân viên trong Cục TCDN quan tâm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Cục, từ đó Cục tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ để thực hiện phân công cho một đầu mối, thống nhất về trách nhiệm, nhiệm vụ, tránh phân tán, chồng chéo, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp./. |