【zbet. me】Kiểm toán Nhà nước được quyền ban hành văn bản pháp luật, xử phạt hành chính
>>Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề các quỹ tài chính ngoài ngân sách
Không bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho KTNN
TheểmtoánNhànướcđượcquyềnbanhànhvănbảnphápluậtxửphạthànhchízbet. meo báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) trình UBTVQH sáng 12/8 về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo luật, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thống nhất một số nội dung về phạm vi sửa đổi, bổ sung luật, về quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: PV |
Bên cạnh đó, dự thảo luật có 8 nội dung chưa thống nhất giữa hai cơ quan, được trình ra UBTVQH xem xét tại phiên họp này. Về bổ sung các nội dung liên quan đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Giám định tư pháp, có ý kiến cho rằng dự thảo luật còn nội dung chồng chéo với một số luật khác, có nội dung vượt thẩm quyền, có nội dung chưa phù hợp với Luật Ban hành VBQPPL. Mặc dù thống nhất với việc bổ sung thẩm quyền ban hành VBQPPL, xử phạt vi phạm hành chính, song cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc bổ sung các nội dung này vào dự thảo luật sẽ chưa bảo đảm đủ căn cứ pháp lý để KTNN triển khai thực hiện vì phải sửa các luật có liên quan hoặc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đa số ý kiến trong UBTCNS đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các nội dung này khi sửa đổi các luật liên quan như Luật Ban hành VBQPPL, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, KTNN cho rằng những nội dung đề xuất sửa đổi Luật KTNN liên quan các luật khác là để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động kiểm toán; cùng với việc đề nghị sửa đổi Luật KTNN thì KTNN đã kịp thời bám sát kế hoạch sửa đổi các luật liên quan có văn bản đề nghị sửa đổi để bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, đề nghị cho giữ nguyên như dự thảo luật.
Riêng đối với quy định bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho KTNN như dự thảo luật, theo UBTCNS là quá rộng và chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác. Vì vậy, UBTCNS thống nhất với KTNN về việc đề nghị bỏ, không bổ sung vào luật.
Ngoài ra, UBTCNS cũng báo cáo về các vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; về mở rộng đối tượng kiểm toán; bổ sung quy định thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng; về quyền truy cập cơ sở dữ liệu; bổ sung quy định để giám sát hoạt động của KTNN; bổ sung nhiệm vụ kiểm toán vì sự phát triển bền vững…
Làm rõ quy chế phối hợp giữa thanh tra, kiểm toán
Các nội dung này đã được các thành viên UBTVQH thảo luận, cho ý kiến cụ thể, dưới nhiều góc độ. Đánh giá chung, các ý kiến nhấn mạnh việc phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, đồng thời đảm bảo tinh thần Hiến pháp đã quy định.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, không thể sử dụng một luật này để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán. Chẳng hạn như thẩm quyền ban hành văn bản, đồng ý cho phép KTNN được ban hành nhưng không nên quy định cụ thể ở luật này mà nên để Luật Ban hành VBQPPL quy định, còn luật này chỉ nên nêu nguyên tắc. Tương tự như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền giám định tư pháp cũng nên để các luật chuyên ngành xử lý. Đồng thời, bà Lê Thị Nga đề nghị nên quy định rõ hơn về trách nhiệm của cơ quan kiểm toán, về việc khiếu nại kết luận kiểm toán, để đảm bảo người phải thực thi quyết định kiểm toán có quyền khiếu nại, "không thể ra quyết định là bắt buộc phải thực thi, cấm khiếu nại".
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: PV |
Cùng quan điểm về quyền ban hành VBQPPL và xử phạt hành chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, luật có thể quy định nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN trong hai vấn đề này, nhưng việc thực thi cụ thể nên để các luật chuyên ngành quy định.
Về việc xử lý chồng chéo giữa KTNN và cơ quan thanh tra, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng phải làm rõ vấn đề này. Luật phải minh định rõ những nội dung thuộc KTNN phải làm, nếu thực tế có chồng chéo thì phải có cơ chế giải quyết, xử lý. Trường hợp không giải quyết được thì báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn quyết định.
Cho biết đây là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết mặc dù trong giải trình của KTNN nêu là đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ về quy chế phối hợp, nhưng trong trường hợp có xung đột thì quy chế đó có đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đối tượng được kiểm toán hay không? Do đó, bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị phải có trọng tài, là một cơ quan có thẩm quyền như là UBTVQH hoặc cao hơn nữa để xử lý vấn đề này.
Bên cạnh đó, qua thực tế, nhiều địa phương hiện cũng phản ánh việc các cơ quan thanh tra, kiểm toán không kế thừa kết quả của nhau, gây nhiều khó khăn cho địa phương. Nhiều quy định của luật pháp về tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm toán còn chưa được giải quyết thực chất, Trưởng ban Dân nguyện cho biết.
Không mở rộng đối tượng kiểm toán
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, UBTVQH đồng tình với việc KTNN có quyền ban hành văn bản và xử lý hành chính. Tuy nhiên Luật KTNN sẽ chỉ quy định về quyền, còn việc xử phạt thế nào thì sẽ có các luật chuyên ngành quy định khi sửa đổi, bổ sung, để tránh chồng chéo pháp luật. Riêng về giám định tư pháp, nếu bổ sung thì nhiệm vụ của KTNN sẽ rất lớn, khó có thể đảm đương được.
Đối với việc xử lý chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, UBTVQH cho rằng cần có quy chế phối hợp cụ thể, trường hợp không giải quyết được thì đề nghị quy định cơ quan có thẩm quyền để xử lý, điều phối, ở đây có thể là UBTVQH, Quốc hội. Đối với việc giám sát cơ quan kiểm toán, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng không đặt ra vấn đề ai giám sát kiểm toán trong luật vì đây là quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH, khi cần thiết có thể giám sát chuyên đề.
Về việc mở rộng phạm vi KTNN, quan điểm UBTVQH cho rằng phải giữ như luật hiện hành và theo tinh thần Hiến pháp. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu KTNN phát hiện vấn đề liên quan đến tài sản công, tài chính công hay tham nhũng thuộc trách nhiệm của mình thì KTNN có thể vào kiểm toán./.
Hoàng Yến
(责任编辑:World Cup)
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Hải quan Bình Dương, Tây Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2017
- ·Chứng khoán phái sinh: Đà tăng thu hẹp cuối phiên, sắc xanh vẫn được duy trì
- ·Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng 17% trong tháng 2
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Ngày làm việc đầu năm: Công sở đã sẵn sàng
- ·Tết của người lính xa nhà
- ·Bí thư Huyện ủy Phong Điền đối thoại với người dân xã Điền Môn
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tuyên dương 10 đảng viên xuất sắc năm 2023
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Củng cố hồ sơ xử lý đối tượng mua bán trái phép 2.000 viên ma túy
- ·Việt Nam, China to reinforce political trust
- ·Dòng người đón Giao thừa bên bờ sông Hương
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Phổ biến Luật Giao dịch điện tử và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Chứng khoán hôm nay (31/1): VN
- ·Lịch thi đấu vòng 8 V
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/5