Bộ Y tế phân bổ hơn 1,ệpchungsứchỗtrợmuavắcxinphòngchốtoluca – santos laguna6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đợt 3 cho các địa phương | |
Sử dụng kinh phí ủng hộ để mua vắc-xin phòng ngừa Covid-19 | |
Bộ Tài chính trình Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 |
Các doanh nghiệp có đông lao động đang có nhu cầu mua vắc xin rất lớn. Ảnh: H.Dịu |
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10 chia sẻ, có doanh nghiệp ở Bắc Ninh do dịch bệnh nên phải đóng cửa 21 ngày thực hiện công tác cách ly. Ngày công lao động khoảng 300 ngày công/năm, nên nếu đóng cửa 21 ngày, tức là doanh nghiệp mất 7% tổng thời gian làm việc cả năm. Với ngành may thì mất 1 ngày công cũng đã rất ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng.
Chính vì thế, mới đây, nhiều hiệp hội đã gửi ý kiến lên Chính phủ bày tỏ mong muốn được sớm tiếp cận vắc xin.
Vừa qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp đông lao động ở khu vực trung tâm dịch; ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc xin tiêm phòng.
Nguyên nhân đưa ra là ngành dệt may hiện có 3 triệu lao động, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký đơn hàng đến hết năm. Nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.
Còn theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), ngành gỗ hiện có khoảng 5.300 doanh nghiệp, sử dụng trên 700.000 lao động, ngoài ra còn có hàng vạn lao động ở trong các làng nghề gỗ trên phạm vi cả nước.
Vì thế, Viforest đề nghị Thủ tướng chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ được tiếp cận, đặt mua khoảng 1 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 từ nguồn kinh phí do các doanh nghiệp trong ngành đóng góp và từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.
Tương tự, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng đề xuất nếu Chính phủ có chủ trương xã hội hoá, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẵn sàng trả chi phí tiêm vắc xin cho người lao động của doanh nghiệp mình.
Theo ý kiến của các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để xã hội hoá nguồn vắc xin. Hiện chi phí tiêm vắc-xin chỉ bằng 1/3 chi phí xét nghiệm, do đó, việc tiêm vắc xin là giải pháp căn cơ, lâu dài và tiết kiệm.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vào chiều 21/5, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo sớm có hướng dẫn để trong trường hợp cần thiết, giúp các doanh nghiệp có nhu cầu, sẵn sàng bỏ kinh phí, mua sinh phẩm xét nghiệm nhanh để xét nghiệm sàng lọc cho công nhân với tần suất cao hơn, bảo đảm an toàn cho sản xuất.
Về quỹ mua vắc xin, Phó Thủ tướng cho rằng, nguyên tắc chung là nhà nước đảm bảo tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, Chính phủ khuyến khích và ủng hộ chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp, người dân cùng chung sức với Chính phủ để bảo đảm vấn đề này. Việc sử dụng quỹ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy chế, quy định pháp luật.
Chính vì thế, thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã tiếp tục hỗ trợ vào Quỹ mua vắc xin Covid-19.
Trong ngày 21/5, tại Lễ tiếp nhận hỗ trợ mua vắc xin phòng Covid-19, 4 ngân hàng thương mại là Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank, mỗi ngân hàng đã ủng hộ 25 tỷ đồng để mua vắc xin phòng chống Covid-19. Tập đoàn Vingroup đã trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, Sovico Group và HDBank ủng hộ 60 tỷ đồng để mua vắc xin...