La liga

【sudan vs】Tổ chức quốc tế khuyến cáo nên có Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo nên có bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn. sudan vs

chi cục thuế đống đa

Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo nên có bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn. Ảnh: Nhật Minh.

Nâng cấp để xứng tầm với doanh nghiệp lớn

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Chuyên gia kinh tế Văn phòng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) cho rằng,ổchứcquốctếkhuyếncáonêncóCụcQuảnlýthuếdoanhnghiệplớsudan vs để tăng cường công tác hành thu và hiện đại hóa tổ chức bộ máy, IMF khuyến nghị cần phải nâng cấp Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế.

“Về đề án này, IMF đã kiến nghị với Tổng cục Thuế trong quá trình tư vấn về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế từ khá lâu” - bà Vân Anh nói.

Cùng chung với quan điểm của đại diện IMF, ông Thomas McClelland - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn thuế Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cũng cho rằng, cần thiết phải nâng cấp Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế.

Theo chuyên gia của Deloitte Việt Nam, qua nhiều năm hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia về thuế thì thấy rằng, việc thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý thuế doanh nghiệp lớn là hết sức cần thiết, phù hợp với bối cảnh, xu thế hiện nay. Điều này sẽ giúp ích cho cả cơ quan thuế và cho doanh nghiệp lớn.

Lý do mà chuyên gia Deloitte Việt Nam đưa ra, đó là đóng góp cho ngân sách nhà nước doanh nghiệp lớn, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

“Thông qua đóng góp của các doanh nghiệp lớn, giúp cho xã hội phát triển, do đó việc tăng cường quản lý hay giám sát một cách toàn diện việc thực hiện nghĩa vụ thuế ở cấp trung ương sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” - ông Thomas McClelland nói.

Ngoài ra, chuyên gia của Deloitte Việt Nam cũng cho rằng, việc thành lập cơ quan chuyên trách quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế giúp cho công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn được xuyên suốt, qua đó cũng góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, giảm chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi cũng thấy rằng, đứng ở góc nhìn bao quát nhất, thì đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp lớn rất phức tạp, có nhiều chi nhánh, công ty con hoạt động ở nhiều địa phương, trong và ngoài nước, quy mô sản xuất lớn, có các hoạt động giao dịch xuyên biên giới. Do đó cần phải có Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn mới đủ sức quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này” - ông Thomas McClelland nói.

Cần có quy trình, quy chế quản lý rõ ràng

Để Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn hoạt động một cách hiệu quả, các chuyên gia cho rằng cần phải có khung khổ pháp lý vững chắc, có tiêu chí đơn giản, rõ ràng để xác định đối tượng doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, cần phải xây dựng quy trình quản lý chuẩn, công khai minh bạch, cần áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp lớn. “Nguyên tắc này phải áp dụng xuyên suốt trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó cần bố trí nhân sự có chuyên môn và kĩ năng phù hợp cho quản lý các vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp lớn” - bà Nguyễn Thị Vân Anh nói.

Chuyên gia của IMF cho rằng, muốn có nguồn nhân lực có chất lượng cho Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, thì cần phải có chế độ đãi ngộ, có chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả đối với nhân sự của đơn vị này.

Ông Thomas McClelland cũng cho rằng, với thực tiễn hiện nay, việc cải cách bộ máy tổ chức của cơ quan thuế cần phải giải quyết một số vấn đề như: Vì các doanh nghiệp lớn có mô hình cũng như cơ cấu bộ máy phức tạp, nên cần phải có cơ chế, cách thức hỗ trợ và quản lý thuế theo cách mới, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lớn tuân thủ tốt hơn chính sách thuế, giảm chi phí tuân thủ.

“Tôi lấy một ví dụ rất cụ thể, hiện nay tại Singapore thường xuyên đối thoại với các nhóm doanh nghiệp để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách, từ đó có hướng dẫn chung cho các doanh nghiệp lớn, điều này tạo ra sự nhất quán trong việc quản lý thuế” - ông Thomas McClelland nói.

Chuyên gia của Deloitte Việt Nam cũng khuyến cáo, khi xây dựng đề án, cần xây dựng quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn. Từ khâu hướng dẫn chính sách thuế làm sao nhanh nhất, kịp thời nhất, phù hợp với đặc thù hoạt động của nhóm doanh nghiệp lớn là nhanh chóng, kịp thời để doanh nghiệp thực hiện, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. “Với các vướng mắc phát sinh về chính sách thuế đối với doanh nghiệp lớn, thì cần phải có hồi đáp kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống” - ông Thomas McClelland nói.

Cũng theo ông Thomas McClelland, khi một chính sách thuế ảnh hưởng đến các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp đa quốc gia thì cần có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài để có thể phân tích xem nội dung đó có liên quan đến hiệp định tránh đánh thuế hai lần hay không, hoặc các hiệp định khác có liên quan…/.

Nhật Minh

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap