当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【thứ hạng của ngoại hạng armenia】Những “lò” đào tạo hút thí sinh

Sinh viên Trường ĐH Khoa học thực hành nghiên cứu khoa học

Những khảo sát thú vị

Cuối năm 2020,lòthứ hạng của ngoại hạng armenia khi cùng với ĐH Huế làm một cuộc khảo sát, thống kê sinh viên đang đào tạo tại ĐH Huế phân theo tỉnh thành không phải đến từ miền Trung, chúng tôi khá bất ngờ khi kết quả nhận được có đến 45 tỉnh thành từ khắp những vùng miền của hai đầu đất nước. Ở phía Bắc, người đến từ Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang cũng “góp mặt”. Còn ở những tỉnh, thành phía Nam, con số từ mỗi địa phương, như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang… đến Huế học ở trên mức 50 người.

ĐH Huế là ĐH Vùng đang hướng đến ĐH Quốc gia, nhưng những năm gần đây vấp phải sự cạnh rất lớn khi gần như mỗi địa phương đều có trường ĐH. Ở hai đầu đất nước, hai ĐH quốc gia chiếm ưu thế nên vùng tuyển sinh trọng điểm của ĐH ở Cố đô vẫn tập trung chủ yếu các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Chính vì lẽ đó, khi nhìn lại con số gần 1.000 sinh viên (hình thức đào tạo chính quy) đến từ những tỉnh, thành rất xa, mới có cơ hội để đánh giá bức tranh ngành nghề đào tạo tại Huế với những ngành thu hút thí sinh.

Hơn 140 ngành nghề đào tạo thuộc khá đầy đủ các nhóm ngành, đa lĩnh vực, song đứng trước thách thức cạnh tranh, những nhóm ngành khoa học cơ bản, đặc thù nghệ thuật có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, trong lượng lớn ngành nghề đang đào tạo, các trường tại Huế vẫn đang có những ngành “hot” nắm giữ vai trò thu hút thí sinh.

Công nghệ thông tin là ngành đang được nhiều thí sinh lựa chọn

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế thông tin, năm 2020, ngoài những ngành thuộc khối ngành y dược thì có khá nhiều ngành vượt mức chỉ tiêu, như: Luật Kinh tế (Trường ĐH Luật) đạt 105,75%; Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Trung (Trường ĐH Ngoại ngữ) lần lượt đạt 134% và 180% so với chỉ tiêu; Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Kinh tế) đạt 202,08% hay Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm) đạt 118,5% so với chỉ tiêu ban đầu...

Cùng với những ngành nghề có bề dày truyền thống, đào tạo ĐH Huế tại Huế cũng có những ngành theo xu thế thời đại được rất đông thí sinh lựa chọn. Mùa tuyển sinh năm ngoái, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Trường ĐH Kinh tế) đã thu hút 106 thí sinh nhập học (176,67% so với chỉ tiêu) hay Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học) có đến 378 sinh viên đầu vào (108%)…

Trong rất nhiều cuộc trao đổi với sinh viên, những bật mí về lựa chọn ngành học, trường học cũng thật thú vị. Nguyễn Thị Mai, sinh viên đến từ Bình Phước chia sẻ, chất lượng đào tạo ĐH tại các trường ở Huế đã khẳng định qua bề dày truyền thống. Huế lại có môi trường bình yên, trong lành, chi phí sinh hoạt dễ sống. Nếu phải so sánh, chọn một nơi xa như Huế để học cũng rất hay.

Tập trung những ngành trọng điểm

Nhìn lại cả chặng đường dài kể từ 46 năm sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, Viện ĐH Huế ngày đó và nay là ĐH Huế luôn là đơn vị đào tạo thuộc “top” thương hiệu, nhưng đã có sự thay đổi về mô hình tổ chức và quản lý.

Các ngành kỹ thuật là xu hướng lựa chọn

Năm 1975, tổ chức viện không còn, thay vào đó là mô hình trường độc lập trực thuộc các bộ chủ quản gồm Trường ĐH Tổng hợp, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Y khoa. Hiện nay, ĐH Huế có đến 8 trường thành viên, 1 trường và 3 khoa thuộc ĐH Huế cùng nhiều đơn vị thuộc và trực thuộc. Cơ cấu ngành cũng thay đổi để theo kịp nhu cầu thị trường lao động và sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực và cả nước. Chỉ nhìn trong 5 năm từ 2015 – 2020, ĐH Huế đã phát triển thêm 33 ngành đào tạo trình độ ĐH.

ĐH Huế đang “bám sát” lộ trình phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Vừa qua, tại hội nghị lấy ý kiến về Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm một trong những trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các đại biểu cũng đã xác định vai trò ĐH Huế là hạt nhân.

ĐH Huế đã cơ bản hội đủ điều kiện về tính chất đa ngành, đa lĩnh vực với đầy đủ các ngành nghề như y dược, sư phạm, nông lâm, luật, kinh tế, ngoại ngữ… Năm 2021, ĐH Huế còn mở thêm 2 ngành được đánh giá nhu cầu thị trường đang rất cần là Truyền thông đa phương tiện và Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.

Chuyện hút thí sinh như đã phân tích là đáng mừng, nhưng để tăng chất lượng, trên cơ sở phát triển thành ĐH Quốc gia, đa ngành đa lĩnh vực, chất lượng cao thì ĐH Huế cũng tập trung đầu tư, phát triển mạnh hơn các nhóm ngành mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của địa phương, khu vực và cả nước, nhất là nhóm ngành về du lịch, công nghệ thông tin gắn với nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao mà tỉnh nhà đặt ra. Đặc biệt, phải nâng cao chất lượng đầu ra gắn với chất lượng đầu vào, mở đầu từ việc chú ý hơn trong nâng chuẩn.

Rất nhiều người ví Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia như một nhiệm vụ song hành. Trước mắt, 5 năm tới, tỉnh nhà rất cần nguồn nhân lực để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương trong chiến lược phát triển 5 năm tới đây cũng đều lấy nguồn nhân lực là khâu đột phá. Vì thế, ĐH Huế cần nắm bắt nhu cầu này để trở thành động lực phát triển của từng địa phương và của cả vùng. Làm tốt ở địa phương và khu vực, sẽ lan tỏa giá trị và tiếp tục thu hút người học từ khắp nơi…

Bài, ảnh: MINH TÂM

分享到: