Tranh tài ở SEA Games 32,ộtnămbậnrộncủabngchuyềty so trực tuyến ASIAD 19, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á... là những nhiệm vụ nặng nề của bóng chuyền Việt Nam trong năm 2023.
Bóng chuyền Việt Nam có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm nay.
Bóng chuyền quốc nội Việt Nam sẽ khởi động mùa giải mới bằng Giải bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Bình Điền diễn ra tại Nhà thi đấu tỉnh Ninh Bình, từ ngày 11 đến 16-2. Người hâm mộ sẽ được chứng kiến những trận thi đấu của nhiều tên tuổi trong làng bóng chuyền Việt Nam như Thể Công, Biên Phòng, Hà Nội, vật liệu xây dựng Bình Dương, Ninh Bình LienVietPostBank, Hà Tĩnh ở nội dung nam; VTV Bình Điền Long An, Bộ Tư lệnh Thông tin, Hóa chất Đức Giang Hà Nội, Geleximco Thái Bình, Hà Phú Thanh Hóa, Ninh Bình LienVietPostBank nội dung nữ. Các tuyển thủ nhờ đó tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nhiệm vụ quốc gia, ban huấn luyện có cơ hội kiểm tra chuyên môn và kỹ năng giúp chọn lựa đội hình phù hợp, trình độ cao.
Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, bóng chuyền Việt Nam đã có một năm 2022 khá thành công, khi giành huy chương bạc cả nội dung nam và nữ tại SEA Games 31, nhưng vẫn thiếu nhiều cơ hội thi đấu quốc tế để thấy bản thân lẫn đối thủ ra sao. Tín hiệu vui là năm nay không chỉ bận rộn tham dự các giải quốc tế, Việt Nam còn là nơi diễn ra nhiều giải đấu lớn như Giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á, ASEAN Grand Prix, Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup. Tạo điều kiện để các tuyển thủ bóng chuyền quốc gia thể hiện được bản lĩnh cá nhân, cọ xát trực tiếp và tự tin hơn về chuyên môn.
Sân chơi quốc tế gần nhất mà bóng chuyền Việt Nam hướng đến thành tích tốt là SEA Games 32 vào tháng 5 tại Campuchia, được dự đoán không dễ dàng khi nhiều quốc gia đang tập trung lực lượng tốt nhất. Philippines triệu tập các cầu thủ nhập tịch tiềm năng, giúp sức mạnh đội tăng đáng kể từ chiều cao, thể lực đến sức tấn công. Đội cũng tiến hành tập huấn tại nước ngoài vào tháng 3 trước khi chốt lại những cái tên cuối cùng. Bóng chuyền Myanmar chuẩn bị trở lại đấu trường khu vực và đang có chuyến tập huấn tại Trung Quốc. Riêng chủ nhà Campuchia đã hợp tác với Hiệp hội bóng chuyền Mỹ - Campuchia, kêu gọi các tuyển thủ hoạt động tại nước ngoài trở lại giúp đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia vừa mới thành lập thêm vững chắc. Điều này sẽ biến bóng chuyền nữ Campuchia trở thành một thế lực đáng gờm tại SEA Games 32 khi sở hữu lực lượng có thể hình tốt, được đào tạo bài bản.
Rào cản lớn nhất của bóng chuyền nữ lẫn nam Việt Nam hiện nay là chưa tạo ra được nền tảng kế thừa vững chắc, khá yếu thế và không giữ được phong độ ổn định, thiếu sự bùng nổ trong giai đoạn cần thiết. Các đội cần khắc phục điểm yếu thể lực, nâng cao tốc độ, khả năng xoay trở, cải thiện tư duy ứng biến tình huống trên sân nhằm phán đoán đúng hướng bóng khi đối phương sắp triển khai. Muốn tiến xa hơn, bóng chuyền Việt Nam nên cải thiện mảng đào tạo trẻ, có sự tập trung, quy mô, chú trọng việc bồi dưỡng tài năng, tận dụng và phát huy tốt nguồn lực xã hội hóa, cải thiện chất lượng giải vô địch quốc gia…
Việc tham gia nhiều giải trong năm 2023 buộc Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam phải cân nhắc kỹ để đảm bảo yếu tố lực lượng và chuyên môn cho đội tuyển, tránh việc các cầu thủ quá sức dẫn đến chấn thương. Điều bóng chuyền Việt Nam cần là hãy thi đấu thận trọng trong từng trận và coi mỗi cuộc đấu như một trận chung kết, đảm bảo cầu thủ có thể lực tốt nhất, tăng cường kỹ thuật chuyên môn. Đã đến lúc bóng chuyền Việt Nam phải thay đổi căn bản và toàn diện nếu muốn nâng cao thứ hạng…
Năm 2023, đội tuyển bóng chuyền nam, nữ Việt Nam sẽ tham gia SEA Games 32 tại Campuchia vào tháng 5, ASIAD 19 ở Trung Quốc vào tháng 9, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á diễn ra ở Thái Lan vào tháng 11. Đăng cai tổ chức Giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á, ASEAN Grand Prix 2023, Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup. |
HỒNG NHUNG tổng hợp