【kết quả zhejiang】Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận giảm
Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng 2023 dự báo sẽ giảm tốc | |
Lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc room tín dụng?ânhàngđặtmụctiêulợinhuậngiảkết quả zhejiang |
Nhiều ngân hàng đã đặt ra kế hoạch lợi nhuận thận trọng hơn so với năm trước. Ảnh: ST |
“Con gà đẻ trứng vàng” chậm lại
Trong giai đoạn 2020-2022, đa phần ngân hàng đã ghi nhận tăng trưởng mạnh phí dịch vụ từ hoạt động hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm (bancassurance), khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đã liên tục đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm qua ngân hàng. Theo các chuyên gia, đối với mảng nhân thọ, doanh thu khai thác mới qua kênh ngân hàng đã tăng theo cấp số nhân trong vài năm qua. Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn nhận được những khoản “hoa hồng” trả ngay từ công ty bảo hiểm ngay sau khi ký kết giúp ngân hàng có được khoản lợi nhuận đột biến trong doanh thu từ dịch vụ.
Tuy nhiên, chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng một số tổ chức tín dụng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, tăng lãi suất hoặc “ép” khách hàng tất toán khoản vay nếu hủy hợp đồng bảo hiểm, cung cấp thông tin chưa đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm, chuyển từ tiền tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng sang mua bảo hiểm nhân thọ… được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng gây nhiều bức xúc trong dư luận. Vì thế, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục đưa ra chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, đại lý bảo hiểm.
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, tăng trưởng phí dịch vụ từ hoạt động bancassurance của ngành ngân hàng sẽ chậm lại đáng kể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người tiêu dùng, tác động đến nhu cầu mua bảo hiểm. Hơn nữa, các cơ quan quản lý đang đẩy mạnh việc thanh tra hoạt động bancassurance giữa những thông tin như trên.
Chất lượng tài sản “xấu” đi
Theo các chuyên gia, ngân hàng là ngành phụ thuộc nhiều vào những biến động kinh tế vĩ mô, khi các chỉ báo vĩ mô trở nên lạc quan hơn cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn trong ngành bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được giải quyết sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng tài sản của ngân hàng khi rủi ro nợ xấu tăng lên. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao, khó tiếp cận vốn để tiếp tục mở rộng đầu tư và kinh doanh nên gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ, thậm chí là dẫn đến hiện tượng nhảy nhóm nợ.
Kết thúc năm 2022, chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 1,92%, tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 4,5%. Nguyên nhân xuất phát từ sự "đóng băng" của thị trường bất động sản. Hiện có khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng là bất động sản trong khi việc phát mãi tài sản đảm bảo, bán nợ theo cơ chế thị trường để xử lý nợ xấu gặp trở ngại đáng kể, do vậy các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập chi phí dự phòng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau trích lập.
Không chỉ tín dụng mà biên lãi thuần của các ngân hàng (NIM) cũng bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng trong khi lãi suất cho vay đang bị siết giảm để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Mới đây, NHNN đã giảm một số loại lãi suất điều hành từ 0,5-1%, với mục đích định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 5%/năm tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn.
Với những khó khăn như trên, trong mùa đại hội đồng cổ đông sắp tới, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng trưởng “khiêm tốn” hơn so với mức đạt được trong năm 2022. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) năm nay đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 12.200 tỷ đồng, chỉ tăng hơn 15% so với mức tăng hơn 30% của năm 2022. Lãnh đạo VIB cho biết, con số kế hoạch lợi nhuận đã được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố.
Còn theo lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB), tình hình kinh doanh sẽ khó khăn hơn các năm trước vì môi trường kinh doanh không thuận lợi nên OCB không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao như năm 2022.
Tuy vậy, các ngân hàng vẫn đang “ấp ủ” nhiều kế hoạch để đẩy mạnh doanh thu, lợi nhuận. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang ở trong giai đoạn thương lượng cuối cùng để phát hành 15% vốn cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG). Nhóm phân tích VNDirect ước tính, nếu thương vụ thành công, VPBank sẽ là ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu (không tính lợi ích cổ đông thiểu số) lớn thứ hai Việt Nam ở khoảng 135.000 tỷ đồng, chỉ sau Vietcombank là 138.000 tỷ đồng. Với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn này, VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào việc các sản phẩm và nâng cao năng lực thu lời.
(责任编辑:La liga)
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Cụm thi đua Ban chỉ huy Quân sự 5 huyện biên giới tặng nhà đại đoàn kết
- ·Đồng Xoài phát động lễ trồng cây vì thành phố xanh
- ·Sáng 8
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Thêm một buổi sáng Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Tô Thanh Phương
- ·Giữ chân người lao động để ổn định sản xuất
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Tặng quà cho trẻ em nghèo và bộ đội biên phòng Bù Đốp
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Thêm 28 ca mắc COVID
- ·50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000
- ·Cây vú sữa trong trường học
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Ghi nhận nhiều ý kiến về các chính sách an sinh xã hội
- ·Ra mắt mô hình “Bếp cơm chay miễn phí”
- ·Chủ động kiểm soát dịch bệnh
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Người truyền lửa đam mê môn Lịch sử