TheìnhhìnhBiểnĐôngTrungQuốctruyđuổitàuViệtNamđưangưdânđicấpcứkết quả mới nhấto thông tin trên báo Pháp Luật TPHCM, vào chiều 31/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 - Danang MRCC đã điều động tàu SAR 412 lên đường cấp cứu một ngư dân gặp nạn trên Biển Đông.
Trước đó, tàu cá QNa 90927 TS cùng 45 ngư dân đang hoạt động đánh bắt tại vùng biển có tọa độ 15-05N, 115-12E (trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa) thì ngư dân Phạm Thanh Ngọc (47 tuổi) bỗng dưng bị đau nặng chưa rõ nguyên nhân. Thuyền trưởng cho tàu khẩn trương quay vào bờ để đưa bệnh nhân đi cấp cứu, đồng thời yêu cầu tàu hỗ trợ.
Lực lượng tàu SAR 412 làm nhiệm vụ cứu nạn trên Biển Đông. Ảnh Thanh Niên
Đến chiều cùng ngày, tàu cứu nạn SAR 412 của Danang MRCC mang theo bác sĩ trực tiếp lên đường ra khơi ứng cứu. Qua hệ thống điện đàm, các bác sĩ đã tư vấn, hỗ trợ cho ngư dân bị bệnh. Bước đầu xác định bệnh nhân Ngọc bị suy tim, cần đưa vào bờ cấp cứu.
Đến rạng sáng ngày 1/6, tàu SAR 412 và tàu cá Qna 90927 gặp nhau tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc này ông Ngọc đang nguy kịch, khó thở, choáng… và đã được bác sĩ khẩn trương cho thở ô xy và chuyển sang tàu SAR 412 để đưa vào bờ.
Trao đổi với báoThanh Niên, thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn kể, khoảng 0h30 ngày 1/6, khi tàu SAR 412 đang tiến về phía tàu cá, cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của VN khoảng 8 hải lý thì xuất hiện tàu Trung Quốc không rõ số hiệu ở khoảng cách 100 m.
Tàu SAR 412 khẩn trương đưa ngư dân bị nạn giữa Biển Đông được đưa lên bờ để kịp thời cứu chữa. Ảnh Thanh Niên
Tàu Trung Quốc gọi qua máy thông tin liên lạc yêu cầu SAR 412 chuyển hướng. “Chúng tôi là tàu cứu nạn Việt Nam đang làm nhiệm vụ, chúng tôi không đổi hướng, các ông không được cản trở” - thuyền trưởng Sơn dõng dạc trả lời và giữ vững hải trình. Phía tàu Trung Quốc tiếp tục lặp lại nội dung trên và theo sau tàu SAR 412 khoảng 30 phút cho đến khi SAR 412 đi xa Tri Tôn.
Theo lời thuyền trưởng Sơn: “Đến 10h30 cùng ngày khi chúng tôi đang đưa ngư dân về bờ, thì xuất hiện tàu hải quân Trung Quốc số hiệu 841 ở phía xa đột ngột tăng tốc từ 4 - 5 hải lý/giờ lên 19 - 20 hải lý/giờ lao thẳng vào phía hông tàu SAR 412. Khi cách 80 m, tàu Trung Quốc mới giảm tốc độ và chuyển hướng chạy song song với tàu SAR 412”.
Sau đó, tàu Trung Quốc còn kèm sát và thỉnh thoảng lại tăng tốc lao về phía SAR 412 suốt 7 hải lý, cho đến khi SAR 412 cách Tri Tôn 15 hải lý mới thôi; hành động này là có ý đe dọa bởi theo nguyên tắc hàng hải thì 2 tàu gặp nhau trên biển phải trao đổi qua hệ thống thông tin liên lạc để tránh nhau, chứ không được lao thẳng vào tàu khác như thế.
Tàu Trung Quốc nhiều lần có hành vi đe dọa, rượt đuổi, tấn công tàu Việt Nam trên Biển Đông
Được biết, trước đó tàu Trung Quốc cũng đã nhiều lần đe dọa tàu SAR 412 Việt Nam khi đang cứu nạn ở Biển Đông. Lần gần đây nhất là tháng 2 vừa qua khi SAR 412 vào bãi đá ngầm Chim Én, trung tâm quần đảo Hoàng Sa cứu 6 ngư dân Bình Định bị đắm tàu thì bị tàu chiến hải quân, hải cảnh, máy bay quân sự Trung Quốc bao vây, kềm kẹp.
Minh Thùy(T/h)
Ông Ban Ki-moon: Vấn đề Biển Đông đang làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia