游客发表

【kết quả bóng đá câu lạc bộ tây ban nha】Dự toán năm 2023 hỗ trợ địa phương thêm nguồn lực phát triển

发帖时间:2025-01-25 19:40:51

Thận trọng dự toán thu trong bối cảnh nhiều khó khăn

Dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 là 1.620,ựtoánnămhỗtrợđịaphươngthêmnguồnlựcpháttriểkết quả bóng đá câu lạc bộ tây ban nha7 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7%GDP, từ thuế, phí khoảng 13,3%GDP. Trong đó: Thu nội địa là 1.334,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng thu NSNN; thu dầu thô là 42 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,6% tổng thu NSNN; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 239 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng thu NSNN; thu viện trợ là 5,5 nghìn tỷ đồng.

Mức dự toán thu NSNN nêu trên là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ở một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương

Về chi NSNN, theo Bộ Tài chính, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội; đảm bảo bố trí tổng chi đầu tư phát triển lớn hơn bội chi NSNN cho các nhiệm vụ đầu tư công theo luật đầu tư công và các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển theo Luật NSNN; chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn. Ngoài ra, năm 2023 sẽ xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia, áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách và số bổ sung cân đối cho từng địa phương năm 2023. Bố trí kinh phí tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội đang gắn với tiền lương cơ sở...

Theo đó, dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 291,6 nghìn tỷ đồng (+16,3%) so với dự toán năm 2022. Trong đó, chi ngân sách trung ương (NSTW) bao gồm số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương (NSĐP) chiếm 62,3% tổng chi NSNN; chi NSĐP chưa bao gồm số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP) chiếm 37,7% tổng chi NSNN.

Dự toán bội chi NSNN là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP, tăng khoảng 82,6 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2022 (tăng khoảng 0,72%GDP so với dự kiến khi xây dựng kế hoạch 5 năm).

Hỗ trợ địa phương 32 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, căn cứ dự toán thu NSNN và dự toán chi cân đối NSĐP, có 17 địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia, giảm 1 địa phương so với năm 2022 (tăng 2 địa phương là Thái Nguyên, Long An; giảm 3 địa phương là Hải Dương, Hà Nam và Cần Thơ). Trong đó: chỉ có 11 địa phương tỷ lệ điều tiết về NSĐP giảm so với năm 2022, đáp ứng đúng nguyên tắc của Luật NSNN; có 6 địa phương tỷ lệ điều tiết về NSĐP không thay đổi hoặc tăng so với 2022.

Căn cứ khả năng cân đối NSNN năm 2023, Chính phủ đề xuất dự toán 32.000 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương có tỷ lệ điều tiết phần NSĐP được hưởng không giảm lớn với một số nguyên tắc ưu tiên như sau: Đối với những địa phương có cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù theo kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị và nghị quyết của Quốc hội (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa); trên cơ sở mức đóng góp nguồn thu về NSTW và mức tăng chi hằng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2021 và dự toán năm 2022; hỗ trợ một phần định mức chi theo đầu dân số đối với địa phương có định mức chi theo đầu dân số thấp; hỗ trợ thêm các địa phương mới chuyển từ nhóm địa phương nhận trợ cấp cân đối vào nhóm điều tiết về NSTW.

Dành phần lớn cho chi đầu tư xây dựng cơ bản

Sau khi xử lý như trên, tổng số kinh phí bố trí để xử lý tỷ lệ điều tiết cho các địa phương năm 2023 là 32.000 tỷ đồng, trong đó: phân bổ tăng chi thường xuyên cho 10 địa phương là 4.183 tỷ đồng, bảo đảm chi thường xuyên năm 2023 tăng không quá 5% so với dự toán năm 2022 (riêng tỉnh Quảng Ngãi, tăng ở mức cao hơn để đảm bảo mặt bằng chi thường xuyên chung do trong năm 2019-2020, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương liên tục bị hụt thu NSĐP); phân bổ tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung 27.817 tỷ đồng cho 11 địa phương. Khi đó, dự toán năm 2023 có 18/63 tỉnh, thành phố có điều tiết về NSTW (giảm 2 địa phương là Hà Nam và thành phố Cần Thơ; tăng 2 địa phương là Thái Nguyên và Long An), số lượng địa phương điều tiết về NSTW tương đương năm 2022.

Theo Bộ Tài chính, việc hỗ trợ này để các địa phương có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó sẽ tiếp tục tác động kinh tế vùng và của cả nước, tăng đóng góp thêm cho NSNN nói chung và NSTW nói riêng tạo cơ sở để Trung ương có thêm nguồn lực hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

Đối với nhóm địa phương có tỷ lệ điều tiết tăng hoặc giữ tỷ lệ điều tiết phần NSĐP được hưởng và nhóm địa phương giảm tỷ lệ điều tiết phần NSĐP được hưởng ở mức thấp so với năm 2022, trước đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giữ nguyên tỷ lệ điều tiết của các địa phương này như phương án dự toán để đảm bảo khả năng cân đối của các địa phương cũng như khả năng đóng góp về NSTW của địa phương.

Phải tính hết những khó khăn có thể ảnh hưởng tới nguồn thu

Trả lời phỏng vấn TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế đều cho rằng, còn rất nhiều khó khăn, thách thức đón đợi trong năm 2023. Năm 2023, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới rất rõ ràng, áp lực lạm phát lớn, doanh nghiệp dự kiến gặp nhiều khó khăn, từ đó thu ngân sách cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Một số đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với dự toán thu, chi NSNN năm 2023 của Chính phủ trình. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, dự toán thu, chi ngân sách như Chính phủ đưa ra “thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực và thực tế”. Đại biểu cho rằng, năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với nguy cơ vòng xoáy lạm phát và suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới có thể trầm trọng hơn do ảnh hưởng đồng thời từ chiến tranh và dịch bệnh. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, vượt qua được vòng xoáy khủng hoảng của kinh tế thế giới là một bài toán khó đặt ra trong năm 2023.

Trước ý kiến cho rằng, dự toán thu không sát thực tế, theo đại biểu Lê Thanh Vân, chúng ta cũng phải tính toán thận trọng, bởi nếu trong bối cảnh khó khăn, dịch bệnh, kinh tế tăng trưởng không như dự toán, doanh nghiệp gặp khó khăn, số thu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Năm 2022, sở dĩ thu NSNN tăng có nhiều nguyên nhân, như: tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra, các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, ngành Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, góp phần tăng thu NSNN như: thực hiện hóa đơn điện tử, đẩy mạnh tăng thu thuế thương mại điện tử, thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản…

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không nên say sưa với thành công mà phải nhìn thẳng vào khó khăn, thách thức đang đặt ra phía trước. Đại biểu cho rằng, mức dự toán thu năm 2023 do Chính phủ trình là phù hợp, bởi nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới rất rõ ràng, thị trường sẽ thu hẹp, không thể tốt như năm 2022, nguồn thu cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra khi kinh tế khó khăn, ngay cả một số nguồn thu mà ta vẫn nói là không bền vững như thu từ đất đai cũng hạn chế vì thị trường trầm lắng.

Nhiều ý kiến lo ngại, năm 2022 sức khỏe doanh nghiệp vẫn còn yếu, lại gặp khó khăn như vậy, thì sang năm 2023, liệu chúng ta có thể sẵn sàng dừng ngay các chính sách giãn, giảm thuế, phí hay không? Chính phủ cũng cần phải chuẩn bị tâm thế, sang năm vẫn phải tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách tài khóa một cách kịp thời và hiệu quả như đã làm trong 2 năm vừa qua. Do đó, khả năng thu ngân sách đạt mức cao là rất khó. Như vậy, mức dự toán thu ngân sách như Chính phủ đưa ra phù hợp thực tế.

    热门排行

    友情链接