当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả al hilal】Khai thác, tận dụng công nghệ blockchain để phục vụ sự phát triển

Công nghệ blockchain ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tại Hậu Giang,ậndụngcngnghệblockchainđểphụcvụsựphttriểkết quả al hilal công nghệ này đang được khai thác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công nghệ blockchain giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc nông sản, tạo sự yên tâm khi chọn mua sản phẩm.

Tiềm năng từ công nghệ blockchain

Công nghệ blockchain (hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu bằng các khối (block) được liên kết với nhau tạo thành chuỗi (chain) và mở rộng theo thời gian. Blockchain sở hữu rất nhiều nút độc lập, có khả năng xác thực thông tin trong truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi bên trung gian để xác nhận thông tin. Đặc biệt, các chuỗi blockchain không thể làm giả hoặc phá hủy. Dữ liệu trong blockchain luôn bất biến vì khi đã được ghi thì không thể sửa chữa.

Công nghệ blockchain có độ bảo mật dữ liệu cao khi các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối. Công nghệ này còn có tính minh bạch khi ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Một đặc điểm nổi bật của công nghệ này là hợp đồng thông minh, có khả năng tự động thực hiện các điều khoản hay thỏa thuận giữa các bên mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Theo Investopedia: Công nghệ blockchain lần đầu tiên được phác thảo vào năm 1991 bởi Stuart Haber và W.Scott Stornetta, hai nhà nghiên cứu này muốn triển khai một hệ thống cơ sở dữ liệu không thể bị giả mạo. Nhưng đến năm 2009, khi một nhân vật hoặc một nhóm người, dưới mật danh Satoshi Nakamoto, sáng tạo và cho ra mắt đồng tiền ảo Bitcoin, blockchain mới có ứng dụng thực tế đầu tiên. Với những ưu điểm nổi trội, công nghệ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Những năm gần đây, công nghệ này đã và đang được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: quản lý chuỗi cung ứng, bảo hiểm và y tế, các chương trình đầu tư bất động sản và định danh điện tử. Theo nghiên cứu của hãng Chainalysis, Việt Nam đang có chỉ số chấp nhận ứng dụng blockchain cao nhất thế giới, gấp 5 lần số người dùng ở Mỹ. Công nghệ này đang tạo ra làn sóng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên cả nước.

Đẩy mạnh ứng dụng tại tỉnh

Tại Hậu Giang, những năm gần đây, công nghệ blockchain cũng được quan tâm, bước đầu ứng dụng trên các lĩnh vực. Nổi bật là việc ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc các nông sản các chủ lực của tỉnh. Khi ứng dụng công nghệ này, thông tin về nông sản, từ khâu trồng trọt, chăm bón đến thu hoạch, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, phân phối,… đều được cập nhật lên hệ thống và tích hợp trong một mã vạch hoặc mã QR code, in trên tem sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã là có thể biết được toàn bộ thông tin sản phẩm. Nếu sản phẩm bị lỗi, đơn vị cung cấp có thể kiểm tra nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ), là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc nông sản của tỉnh. Trung tâm đang chủ trì, thực hiện 5 dự án có nội dung ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc các loại nông sản chủ lực, như: mãng cầu, khóm, mít, bưởi,…

Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ, cho biết: “Việc ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản giúp người nông dân tập tính ghi chép trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân và người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm một cách dễ dàng. Qua đó, tạo được niềm tin cho khách hàng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, giúp người nông dân bán được nông sản nhiều hơn và bảo vệ nông sản trước những hành vi gian lận thương mại”.

Hợp tác xã Chín Em - Ba, ở ấp Long Trường 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đang có 20ha đất trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ blockchain. Ông Võ Trung Tình, Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: “Thời gian đầu ứng dụng công nghệ này, tôi thấy cũng dễ mà cũng có nhiều cái khó. Tuy nhiên, muốn phát triển thì mình phải chịu khó học hỏi và thay đổi cách làm. Nhờ có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ các anh, chị ở Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ của tỉnh, nên tôi cũng yên tâm, kiên trì áp dụng để có thể tạo ra lợi thế cho trái mít của mình trong tương lai”.

Với những tiềm năng và lợi thế đó, công nghệ blockchain đang cần được đẩy mạnh ứng dụng thời gian tới, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn trên nhiều lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và sự phát triển chung của tỉnh.

Tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Blockchain Việt Nam ra đời, là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên, quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để công nghệ này phát triển hơn ở nước ta trong giai đoạn tới.

Tại Việt Nam, blockchain nằm trong danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, theo Quyết định số 2117 ngày 16-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到: