BP - Miền Nam giải phóng được chừng hơn một tháng,ứcmộtthờkết quả mexico liga chú họ tôi trở về. Dù chỉ là dân công hỏa tuyến chứ không phải bộ đội, nhưng những người từ chiến trường khói lửa trở về đều được cả làng nồng nhiệt chào đón. Huống hồ chú tôi còn bị một vết thương dài ở bắp chân trái khiến đi hơi khập khiễng. Như mọi người từ miền Nam trở về, trong chiếc ba lô con cóc căng phồng của chú có mấy bánh lương khô, cái bình toong, vài cái cặp tóc ba lá làm từ mảnh đuy ra, vài chiếc bật lửa Zippo, hai bộ quần áo lính, một chiếc khung xe đạp nữ và một con búp bê biết nháy mắt được ràng buộc cẩn thận bên ngoài ba lô. Và thứ quý giá nhất trong cái ba lô nhỏ bé ấy là chiếc đài bán dẫn của Trung Quốc - một phương tiện bạn hỗ trợ ta làm công tác binh vận. Cả tuần lễ, xóm làng cứ nườm nượp kéo đến ngồi kín cả sân vôi để nghe chú kể chuyện chiến trường. Khi đã mệt, chú mở đài để mọi người cùng nghe, nhưng cũng chỉ khoảng một tiếng đồng hồ là bà thím tôi giục tắt đài cho đỡ tốn pin. Hết hai cặp pin Con Thỏ mang về, chú phải đạp xe lên tận thị xã, cách nhà gần mười cây số mới mua được với giá “cắt cổ” nên bà thím rất xót ruột. Mỗi khi chú mở đài, tôi thường chen sát bên cạnh để nghe cho rõ. Từ ngày chú trở về, mang theo cái đài bán dẫn, bà thím tôi có phần lên mặt với cả xóm. Mấy bữa đầu còn có nước chè xanh, vài hôm sau thì ai khát ra giếng. Lại có bữa cả xóm đang chăm chú nghe chương trình Kể chuyện cảnh giác, bà vặn nhỏ volum lại khiến những người ngồi xa không nghe được. Ai nấy nhao nhao hỏi sao vặn nhỏ lại? Bà vênh mặt trả lời: của bà, bà thích to thì được to, thích nhỏ thì được nhỏ, không nghe thì về. Dù tức lên đến cổ, nhưng ai nấy phải bấm bụng ngồi nghe câu được câu không. Trong xóm, ngoài cái đài bán dẫn của chú tôi thì nhà ông kế toán hợp tác xã nông nghiệp cũng có một cái. Đó là chiếc đài Orionton của Hunggary, ông phải bán cả tấn thóc mới mua được của một người ở xã dưới đi nước ngoài về. Dân trong xóm không muốn đến nhà ông vì nhà nuôi nhiều chó và cổng cao tường kín. Ngày ấy, đài bán dẫn là thứ đồ xa xỉ, sang trọng. Nó vừa là phương tiện thông tin, vừa là một tài sản lớn của gia đình. Chả thế mà có người bỏ tiền mua đài để cho thuê. Đối tượng thuê đài thường là các chú rể đi hỏi vợ. Chiếc đài bán dẫn được luồn dây da hoặc dây dù đeo kè kè bên hông, mở loa oang oang ngoài đường để giải quyết khâu oách. Cô dâu má hồng ngồi e ấp một bên gác ba ga xe đạp, tay đặt lên chiếc đài bên hông chú rể với vẻ mặt vô cùng hạnh phúc, dù biết chỉ lát nữa thôi chiếc đài sẽ trở về với chủ của nó. Đài bán dẫn không phải là phương tiện thông tin duy nhất thời ấy, bởi đội sản xuất nào cũng được lắp một chiếc loa công cộng. Chiếc loa được mở từ sáng sớm đến đêm khuya, nhưng hầu như không ai nghe được vì tiếng rất rè. Thế nhưng nó cứ được mở oang oang từ chương trình “Vươn thở” lúc 5 giờ sáng cho đến chương trình “Tiếng thơ” lúc 12 giờ đêm. Vào thập niên 80, đài bán dẫn không còn quý hiếm như trước nữa. Đài Trung Quốc theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam khá nhiều nên giá không quá đắt. Vả lại, từ năm 1976-1986 là giai đoạn Đài Truyền hình Việt Nam chuyển sang phát chính thức, từ truyền hình đen trắng chuyển sang truyền hình màu. Với chương trình điện khí hóa nông thôn, không chỉ thị thành mà nhiều làng quê đã có điện. Từ đây, chiếc đài bán dẫn chỉ còn vài người lớn tuổi và những lái xe đường dài nghe. Truyền hình thu hút mọi người không chỉ bởi vừa nghe thông tin vừa được xem hình, lại có rất nhiều kênh để chọn. Và điều quan trọng là được xem miễn phí. Thế nên có nhiều gia đình sắm hẳn 2 cái tivi để xem. Bây giờ nếu đi ngoài đường mà thấy một người đeo chiếc đài bán dẫn mở oang oang, thể nào người ta cũng nghĩ chắc anh ta vừa trốn ra từ bệnh viện tâm thần! Thảo Nguyên |