【trận đấu los angeles fc】Thanh tra tài chính: Tiếp tục bám sát nhiệm vụ tài chính

作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:05:19 评论数:

thanh tra tai chinh tiep tuc bam sat nhiem vu tai chinh ngan sach

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Tăng thu 1.250,àichínhTiếptụcbámsátnhiệmvụtàichítrận đấu los angeles fc1 tỷ đồng

Theo thống kê của Thanh tra Bộ Tài chính, năm 2013, đơn vị này đã triển khai 35 cuộc thanh tra, tập trung chủ yếu vào công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước; việc quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay do Chính phủ bảo lãnh; giá các mặt hàng nhà nước thực hiện quản lý, bình ổn giá; công tác quản lý thu và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của đối tượng thanh tra

Tổng cộng đã lưu hành kết luận 29 cuộc thanh tra; kiến nghị xử lý về tài chính lên tới trên 2.461 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2012, trong đó tăng thu cho ngân sách 1.250,1 tỷ đồng; giảm chi ngân sách 1.183,6 tỷ đồng và xử lý tài chính khác 27,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cuộc thanh tra còn đưa ra nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách tài chính còn sơ hở, bất cập.

Nhìn chung, trong năm qua, các đơn vị trong ngành Tài chính đã bám sát định hướng, kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, triển khai thanh tra theo đúng kế hoạch. Nội dung thanh tra, kiểm tra đảm bảo sát với nhiệm vụ, yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc ngành Tài chính; đồng thời đã gắn với việc kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính đã có nhiều đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện thanh tra và kết luận, xử lý. Bên cạnh đó, do có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị trong và ngoài ngành nên việc trùng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; chất lượng các cuộc thanh tra được hạn chế tối đa.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra được thực hiện trong năm rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực dễ nảy sinh sai phạm. Nhiều nội dung thanh tra được lồng ghép một cách khoa học trong mỗi cuộc thanh tra, góp phần tiết kiệm chi phí và nhân lực. Các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra đầy đủ chứng lý, đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi cao nên được các đơn vị, đối tượng thanh tra nghiêm túc tiếp thu, thực hiện.

Công tác thanh tra, kiểm tra của các đơn vị tập trung vào hoạt động thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong nội bộ Ngành, qua đó góp phần tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực.

Trong năm 2013, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Thanh tra Bộ Tài chính và các Tổng cục) đã triển khai thực hiện 60.661 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý về tài chính 13.636 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 2.600 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tài chính ngân sách, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Công tác xử lý sau thanh tra thực hiện đúng quy định tại Quy trình xử lý sau thanh tra và đúng quy chế quản lý tài khoản tạm giữ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, theo dõi đôn đốc, xử lý giải trình kiến nghị của đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Việc xem xét giải trình kiến nghị của đơn vị có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn thanh tra với Phòng thanh tra; một số trường hợp cần thiết đã lấy ý kiến tham gia của các đơn vị trong Bộ trước khi đề xuất hướng giải quyết. Việc xử lý sau thanh tra đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật có tính thuyết phục cao.

7 nhiệm vụ trọng tâm

Đề cập những định hướng cho nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tài chính trong năm 2014, ông Trần Văn Vượng- Phó Chánh Thanh tra thường trực Bộ Tài chính nhấn mạnh 7 vấn đề.

Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo bám sát yêu cầu nhiệm vụ điều hành, quản lý tài chính - ngân sách nói chung và từng lĩnh vực nói riêng; xây dựng kế hoạch chi tiết từng quý, từng tháng để triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra; bố trí lực lượng dự phòng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đủ chứng lý kết luận, tính khả thi trong việc thực hiện các kiến nghị thanh tra; chú trọng công tác khảo sát, nắm tình hình trước khi triển khai cuộc thanh tra. Bên cạnh đó, sự phối hợp, chỉ đạo giữa Thanh tra Bộ Tài chính với Thanh tra các tổng cục đối với các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng để có được những đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành và hiệu quả phát huy trong thực tiễn.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức, phương pháp tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra thể hiện tính khoa học trong điều hành hoạt động thanh tra, thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra; nêu cao trách nhiệm, kỷ luật, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra; tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Đoàn thanh tra, bảo đảm đúng tiến độ và nội dung thanh tra; tăng cường tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh tra.

Thứ năm, Thanh tra Sở Tài chính phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính-ngân sách của Ngành, địa phương để tập trung vào thanh tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách và các nguồn tài chính khác; tăng cường thanh tra quản lý tài chính doanh nghiệp; việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; chấp hành pháp luật về giá...; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thứ sáu, xây dựng, hoàn chỉnh các tiêu chí, nội dung, thời gian báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời tổ chức thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

Thứ bảy, tiếp tục xây dựng, chuẩn hoá các quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, theo từng lĩnh vực. Song song với đó là xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra trong sạch, vững mạnh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhất là bản lĩnh chính trị phải vững vàng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt và có kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra tài chính; kịp thời xây dựng và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ trao đổi nghiệp vụ; tăng cường nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Hồng Vân