【kết quả bóng đá giao hữu clb hôm nay】Gian nan chống hàng giả, hàng nhái

gian nan chong hang gia hang nhai

Doanh nghiệp hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng thật,hàng giả tại triển lãm hàng thật, hàng giả tại TP.HCM. Ảnh Nguyễn Huế.

Tại hội thảo các diễn giả cho rằng, tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp. Vấn nạn này đang không chỉ trực tiếp gây hại đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn gián tiếp “đóng cửa” nhiều cơ sở sản xuất hàng hóa trong nước.

Theo báo cáo của Cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương), trong năm 2012, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý 13.101 vụ làm hàng giả, hàng nhái. 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lí thị trường cũng đã xử lí 5.203 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Đài, đại diện Cục Quản lí thị trường, số vụ vi phạm đã bị phát hiện như trên là quá ít so với tình hình thực tế. Hầu hết các mặt hàng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng trên thị trường đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái. Đặc biệt, nhiều mặt hàng còn được sản xuất ở nước ngoài sau đó mang vào Việt Nam tiêu thụ.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Dương Hùng Đỗ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng khoáng sản miền Nam chia sẻ, công ty này vừa mới đưa ra thị trường sản phẩm mới là phân bón Địa Long thì ngay sau đó trên thị trường cũng có hàng loạt sản phẩm phân bón Địa Long được làm giả, làm nhái gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây thiệt hại không nhỏ cho DN.

Tương tự trường hợp của DN trên, bà Huỳnh Thị Xuân Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Khang Hưng cho biết, khi tạo dựng được thương hiệu về mỹ phẩm thì cũng là lúc công ty đối mặt với nạn “ăn theo” của sản phẩm giả. Thậm chí, có doanh nghiệp còn nhái từ logo đến thương hiệu của công ty, sau đó đưa lên website bán với giá thấp. Mặc dù DN đã có nhiều giải pháp như dùng tem chống hàng giả, lập web để thông tin và giúp người tiêu dùng hàng thật - giả nhưng hiệu quả cũng không được như mong muốn.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn lan trên thị trường là do khả năng tự vệ của doanh nghiệp còn yếu, người tiêu dùng còn ham rẻ, đặc biệt, chế tài đối với hành vi vi phạm này còn quá nhẹ.

Do vậy, công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ riêng cuả lực lượng, doanh nghiệp hay cá nhân mà của toàn xã hội. Trong đó, vai trò doanh nghiệp cũng rất quan trọng, trong việc kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng và người tiêu dùng khi phát hiện nhãn hiệu cuả mình bị xâm phạm.

Về vai trò của cơ quan quản lí nhà nước, ông Lê Xuân Đài cho biết, trong thời gian tới Cục Quản lý thị trường, sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ như hoàn thiện và trình Chính phủ chương trình quốc gia về chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại để làm định hướng hoạt động cho các lực lượng thực thi giai đoạn 2013-2020; tăng cường thực thi Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10-1-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; Tiếp tục rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hàng giả để phục vụ công tác chuyên môn và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc phòng chống hàng giả…/.

Nguyễn Huế

Thể thao
上一篇:Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
下一篇:Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh