【kq euro】Cơ chế NK đường sắp được “chuẩn y”

  发布时间:2025-01-11 04:18:29   作者:玩站小弟   我要评论
Lượng đường NK theo hạn ngạch thuế quan của năm 2016 là 85.000 tấn. Ảnh: ST. Đấu giá 2 loại đườngTr kq euro。

co che nk duong sap duoc chuan y

Lượng đường NK theo hạn ngạch thuế quan của năm 2016 là 85.000 tấn. Ảnh: ST.

Đấu giá 2 loại đường

Trong những năm qua,ơchếNKđườngsắpđượcchuẩkq euro việc phân giao hạn ngạch thuế quan NK đường luôn tạo nhiều “sóng gió” khi Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và nhiều DN cho rằng, cơ chế phân giao nặng tính chất “xin- cho”. Rất nhiều lần cơ qian này đã kiến nghị xóa bỏ cơ chế “xin- cho” bằng cách tổ chức đấu thầu hạn ngạch NK đường. Sau nhiều tranh luận, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho đấu giá hạn ngạch thuế quan NK mặt hàng này. Chủ trương đã được phê duyệt nhưng trong năm 2015 do chưa chuẩn bị được thủ tục nên Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện phân giao 81.000 tấn đường cho các DN có nhu cầu NK.

Việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng hạn ngạch sau khi trúng đấu giá, theo quy định tại Luật Dân sự, Luật Thương mại nếu coi quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan NK đường là tài sản của nhà nước thì khi DN trúng đấu giá sẽ được quyền mua bán, chuyển nhượng. Tuy nhiên, để phù hợp với cam kết WTO là phân bổ cho đối tượng sử dụng cuối cùng, Bộ Công Thương kiến nghị, quy định quyền sử dụng hạn ngạch đường sau khí trúng đấu giá không được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, lượng đường NK theo hạn ngạch thuế quan phải trực tiếp phục vụ sản xuất của DN, không được trao đổi kinh doanh thương mại.

Năm 2016, chắc chắn lượng hạn ngạch 85.000 tấn (theo cam kết trong WTO) sẽ được thực hiện theo cơ chế mới khi Bộ Công Thương cùng với các bộ ngành khác và VSSA đã xây dựng xong dự thảo thông tư hướng dẫn về việc đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2016, dự thảo quyết định thành lập hội đồng thí điểm đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2016.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA cho hay, Hiệp hội đã từng đề xuất chủng loại đường NK để đấu thầu là 100% đường thô. Giải pháp này nhằm tạo việc làm cho các nhà máy đướng trong nước tinh luyện để được có giá trị gia công tinh luyện. Phía Bộ NN&PTNT cũng đồng tình 1 phần với giải pháp của VSSA bằng lập luận “ưu tiên chia lô đấu giá cho đường thô là chủ yếu để tận dụng công suất của các nhà máy đường và lao động trong nước, thuận lợi cho việc điều tiết thị trường”. Tuy nhiên, trong dự thảo của Bộ Công Thương đề xuất đấu giá mặt hàng (mã HS 1701) gồm đường thô và đường tinh luyện.

Theo lý lẽ của Bộ Công Thương, quy định cho phép thương nhân trúng đấu giá tự lựa chọn chủng loại đường NK để phù hợp với hoạt động sản xuất, mang lại hiệu quả cho DN vì đối tượng tham gia đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu để sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để tinh luyện. Quy định này phù hợp với cam kết WTO và đã được thực hiện những năm trước đây, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc của đấu giá là đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia. Phía VSSA cũng “hài lòng” với đề xuất của Bộ Công Thương bởi theo ông Hải, nhiều năm nay tỷ lệ đường thô NK đã nhiều hơn đường tinh luyện. Do vậy, Bộ Công Thương cũng sẽ có sự điều hành dựa trên tình hình thực tế.

“Vướng” cơ chế đấu giá

Song vấn đề khiến Bộ Công Thương đang khó giải quyết nằm ở khâu cơ chế đấu giá.

Theo quy định hiện nay, hạn ngạch thuế quan mặt hàng đường là số lượng hạn ngạch cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công bố hàng năm, thương nhân sử dụng hạn ngạch NK mặt hàng đường để được hưởng ưu đãi thuế NK, do đó quyền sử dụng hạn ngạch có thể coi là tài sản nhà nước. Việc đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2016 sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Thông tư 03/2012/TT-BTC và Thông tư 23/2010/TT-BTP.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 17 và trên thực tế hiện mới chỉ thực hiện đấu giá tài sản hữu hình, bất động sản, giấy tờ có giá, chưa có quy định và chưa thực hiện việc đấu giá đối với hàng hóa NK theo giấy phép hoặc quyền sử dụng giấy phép NK đối với hàng hóa nên khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan đường sẽ có một số điểm chưa có quy định cụ thể hoặc không thống nhất với quy định tại Nghị định 17 như: Việc thu phí tham gia đấu giá, trích kinh phí sử dụng cho quá trình đấu giá, việc mua bán quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan NK đường (tài sản đấu giá)…

Về kinh phí hoạt động của Hội đồng đấu giá, theo quy định của Thông tư 03, Hội đồng đấu giá được sử dụng số tiền thu được từ số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí cho quá trình đấu giá và chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa sẽ nộp vào ngân sách nhà nước, mức thu cụ thể tùy theo giá khởi điểm của tài sản. Nhưng trên thực tế, quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan đường là tài sản đặc biệt, việc thu phí của các thương nhân tham gia đấu giá có thể thể làm phát sinh thêm chi phí cho thương nhân, không phù hợp với cam kết WTO.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ để được “gỡ khó”. Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị, xin được trích 1 phần số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch để phục vụ cho việc đấu giá. Bên cạnh đó, khi thực hiện đấu giá hạn ngạch thuế quan NK đường Việt Nam có thể vẫn vấp phải phản ứng từ các nước thành viên WTO do có thu tiền đấu giá hạn ngạch, do đó cần chuẩn bị ý kiến để xử lý trước khi phản ứng của các nước đặc biệt là cần chuẩn bị lập luận để trả lời trong phiên họp Ủy ban nông nghiệp. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương chuẩn bị lập luận để trả lời chất vấn từ các thành viên tại các phiên họp Ủy ban nông nghiệp trong trường hợp được yêu cầu, giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ là thàn viên của Hồi đồng đấu giá quy định việc thu phí đấu giá.

Theo Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cùng VSSA đã đi đến thống nhất về đối tượng tham gia đấu giá gồm: Thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện để phù hợp với cam kết WTO là hạn ngạch quản lý theo phương thức A, tức là phân bổ hạn ngạch cho đối tượng sử dụng cuối cùng của hàng hóa. Đối tượng tham gia đấu giá trên cũng là đối tượng được phân giao hạn ngạch NK trong các năm qua.


相关文章

最新评论