Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Việt Nam ký kết EVFTA cơ hội vàng cho doanh nghiệp gỗ Việt
EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới và là FTA đầu tiên của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam.
Các nước thuộc EVFTA là khu vực có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất thế giới như diện tích rừng 520 triệu ha,àcơhộivàngchocácdoanhnghiệbong đa trực tuyến tổng sản lượng gỗ khai thác của EU là 518,3 triệu m3, tổng giá trị tiêu dùng đồ gỗ của EU đạt khoảng 95 tỷ USD, công nghệ và thiết bị chế biến gỗ của EU đứng hàng đầu với các thiết bị hiện đại nhất. Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA là cơ hội vàng cho doanh nghiệp gỗ Việt phát triển sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam và là thị trường quan trọng của ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt. Năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU đạt 759,07 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2017. Ở chiều ngược lại, EU cũng là thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Ngành chế biến gỗ sẽ được hưởng thuế suất 0% cho ít nhất 90 sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, đồng thời sẽ được giảm giá máy móc, thiết bị ngành gỗ nhập khẩu từ EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Hiệp định EVFTA cũng sẽ tạo ra môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU và Việt Nam nhiều hơn…
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Thêm cơ hội và lợi thế cho ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản
Từ trước đến nay, chúng ta chưa có Hiệp định nào với EU, EVFTA được ký kết, là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra cơ hội, thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản, trong đó, trước mắt là vấn đề thuế quan. Nhiều nhóm mặt hàng của các doanh nghiệp thủy sản mong đợi điều này. Bên cạnh những mặt hàng chế biến vẫn phải chịu thuế suất từ 3-5%, thì các mặt hàng mực, bạch tuộc, tôm, cá tra đều có những dòng hàng có lợi thế mà thuế xuất giảm về mức 0% ngay. Theo đó, xóa bỏ ngay 50% dòng thuế - trừ các ngừ đóng hộp và cá viên; 50% còn lại có lộ trình cắt giảm từ 3-5 năm. Với cá da trơn, mức thuế giảm từ 6,8% hiện nay về 0% vào năm thứ 3.
Cùng với các cơ hội, với EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức về quy tắc xuất xứ, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác từ đó đáp ứng các uy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường và các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững, đồng thời xây dựng kế hoạch xuất khẩu phù hợp.
Ông Phan Văn Thường- Giám đốc Công ty CP chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C: Lợi ích không chỉ là doanh thu
EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) giảm đáng kể từ 14% về 0%, đây là cơ hội lớn cho hàng nông sản của Việt Nam gia tăng kim ngạch tại thị trường này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải xác định rõ, xuất khẩu vào EU không phải chỉ hướng tới số lượng mà cần hướng đến những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Khi đó, cái doanh nghiệp được không chỉ lợi nhuận mà quan trọng hơn là cơ hội đầu tư vào nhân lực, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Mặt khác, EU là thị trường rất khắt khe, luôn đòi hỏi tiêu chuẩn vùng nguyên liệu an toàn, thương mại công bằng, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và chính sách với người lao động... Sau khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn, xuất khẩu được hàng hàng hóa vào EU, doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất sang các thị trường khác như Bắc Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nguyên do, các thị trường này thường áp dụng các tiêu chuẩn của EU và doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý rất tốt.
Phan Thị Thanh Xuân- Tổng Thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam: EVFTA tạo ưu thế cạnh tranh cho da giày Việt
Trung Quốc hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của da giày Việt Nam trên thị trường thế giới. EVFTA sau khi có hiệu lực, sẽ giúp sản phẩm da giày của Việt Nam hưởng chênh lệch thuế từ 3,5- 4,2% so với Trung Quốc khi xuất khẩu vào EU, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. EU cũng đưa ra ưu đãi đơn phương đối với một số lượng lớn hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam theo Hệ thống ưu đãi chung (GSP), điều này cũng sẽ giúp giày dép Việt có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường EU.
Mặt khác, quy tắc xuất xứ quy định trong EVFTA không khác nhiều so với GSP, do vậy doanh nghiệp da giày trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2019, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được đưa vào áp dụng, trước hết là cho những doanh nghiệp, mặt hàng đang được hưởng ưu đãi GSP, sau đó là đến EVFTA. Sự thay đổi này khá lớn bởi doanh nghiệp da giày trong nước vẫn làm theo thông lệ truyền thống, do đó sẽ mất một thời gian để làm quen. Đây chỉ là khó khăn tạm thời, khi đã quen doanh nghiệp sẽ không gặp nhiều trở ngại trong áp dụng những thủ tục này.
Ông Lê Tiến Trường- Tống Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: EVFTA chưa tạo ra sự bùng nổ xuất khẩu trong ngắn hạn
Đơn hàng của doanh nghiệp dệt may thường được thương lượng và ký kết trước khoảng 4-5 tháng. Do vậy, thời điểm hiện tại EVFTA được ký kết sẽ chưa tạo sự bùng nổ trong xuất khẩu của ngành. Không chỉ EVFTA mà với bất cứ hiệp định thương mại tự do nào cũng cần một độ trễ nhất định mới có thể đánh giá chính xác được mức độ tác động.
Hơn nữa, theo cam kết trong hiệp định số chủng loại hàng hóa có thuế giảm ngay về 0% không nhiều, phần lớn sẽ giảm dần trong 5-7 năm; thuế suất của hàng dệt may vào EU không cao như Mỹ, chỉ khoảng 12%; đơn hàng của nhà nhập khẩu EU nhỏ, thời trang nên không nhạy cảm về giá…, do đó, khái niệm bùng nổ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chưa thể xảy ra trong ngắn hạn.
Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất trong EVFTA, để được hưởng mức thuế quan ưu đãi lý tưởng từ hiệp định buộc doanh nghiệp phải tuân thủ. Theo đó, hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hoàn toàn của Việt Nam hoặc phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc EU và các nước có hiệp định song phương với EU. Nếu đáp ứng được những quy định này thì dệt may Việt Nam sẽ phát triển một cách bền vững hơn.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam: EVFTA sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Chúng tôi kỳ vọng Hiệp định sẽ gia tăng trung bình 0,1% (dao động trong khoảng 0,0 – 0,3%) GDP thực sự của Việt Nam mỗi năm chỉ nhờ vào các tác động thương mại thuần túy.
Một khi đi vào thực hiện hoàn toàn, những tiêu chuẩn cao của EVFTA sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Theo các nhà phân tích của HSBC, các ngành như may mặc và da giày của Việt Nam được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Bên cạnh những lợi ích, chúng ta cần nhận thức rằng Việt Nam cần phải xây dựng một ngành công nghiệp dệt may nội địa (mang ý nghĩa giảm các thành tố nhập khẩu) để có thể tận dụng được hết những lợi ích này. Yêu cầu rất nghiêm khắc về xuất xứ hàng hóa đối với các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào châu Âu có thể làm giảm các lợi ích đối với Việt Nam khi phần lớn các nguyên liệu chính đều được nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Đặt sang bên cạnh tất cả các lợi ích kinh tế mà Hiệp định EVFTA mang lại, tôi rất hoan nghênh những yếu tố phát triển bền vững mà Hiệp định bao hàm như cam kết thực hiện Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, cam kết tôn trọng và thực hiện những quy tắc của tổ chức lao động quốc tế ILO liên quan tới quyền cơ bản của người lao động. EVFTA vẫn là một Hiệp định mà Việt Nam đã mong chờ mà tôi tin Việt Nam sẽ tận dụng những lợi ích và khắc phục những thách thức để thúc đẩy đất nước trên con đường phát triển bền vững.
Bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam: EVFTA sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm, phát triển chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật
EVFTA sẽ gắn kết Việt Nam và Châu Âu chặt chẽ hơn. Việc phê chuẩn sẽ thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư, đem lại nhiều lợi ích tích cực cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng từ cả hai phía.
Việc thông qua EVFTA sẽ tạo điều kiện giúp điều này được củng cố và mở rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực quan trọng, giúp tạo thêm nhiều việc làm, phát triển chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật, tạo ra doanh thu thuế, cũng như giới thiệu những công nghệ tiên tiến hàng đầu đồng thời cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ mới vì lợi ích của người tiêu dùng.
Là tập đoàn đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, có mặt trên hơn 90 quốc gia và luôn đi đầu trong sáng tạo trên toàn cầu, Bayer sẵn sàng hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ Việt Nam vá các đối tác liên quan nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của chính phủ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp để, góp phần đảm bảo thực thi hiệu quả các thỏa thuận của EVFTA.
Ông Vincent Lữ Thế Hùng - Giám đốc Thương mại của BBLink: Nhiều ngành xuất khẩu sẽ hưởng lợi
Hiệp định EVFTA được coi là hiệp định thế hệ mới, mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Hiện các DN trong nước đã có chung tâm lý hào hứng trước các cơ hội được mở ra trên thị trường EU.
Về xuất khẩu, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế. Vì vậy, nếu được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các DN sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản.
Tuy nhiên từ phía các DN xuất khẩu phải chú trọng xây dựng thương hiệu, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu vào EU, nắm bắt các quy định, luật lệ từ các nước... Ngoài ra các DN Việt cũng phải chú trọng liên kết để tăng năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu vào EU, có thể thực hiện được các đơn hàng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt việc tiếp thị thương hiệu hàng Việt vào hệ thống phân phối của các nước EU cũng rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của DN Việt Nam.
Ông Trần Như Tùng - Thành viên HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công: Chủ động khảo sát tìm đối tác để tăng xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu năm nay chúng tôi mới xuất khẩu đạt khoảng 48% kế hoạch năm 2019 (kế hoạch xuất khẩu 170 triệu USD) và tỷ trọng xuất khẩu qua EU chiếm khoảng 10%. Với việc EVFTA được ký kết sẽ tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung và Thành Công nói riêng, tránh việc phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Nhật Bản.
Để đón đầu cơ hội từ EVFTA, hiện tại chúng tôi đã tổ chức khảo sát, làm việc với những khách hàng ở EU thông qua trao đổi thông tin về sản phẩm, mẫu mã, chất lượng tới đối tác. Với sự chủ động của Thành Công, một số đối tác nhập khẩu EU đã qua Việt Nam thăm nhà máy và làm việc với lãnh đạo của chúng tôi để xúc tiến đặt hàng trong thời gian tới.
Tuy nhiên theo cá nhân tôi, dù Hiệp định mới được đánh giá là rất thuận lợi nhưng không có nghĩa là ngay bây giờ đơn hàng đi EU sẽ tăng mà phải chờ khoảng 6 tháng tới mới có thể nhìn thấy sự tăng trưởng.