游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:44:25
* Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam hiện nay,ànhdệtmaythamgiaAFTACơhộinhiềuhơntháchthứnhận định fulham vs tottenham với tỷ trọng xuất khẩu lớn, Tổng cty May 10 đang gặp khó khăn cơ bản gì khi xuất khẩu, thưa ông?
- Tổng Cty may 10 có rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường Mỹ, châu Âu với tỷ trọng chiếm đến 80%. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là thị trường khá lớn của công ty. Từ khi Việt Nam và Nhật Bản trở thành đối tác song phương, việc xuất khẩu của chúng tôi có rất nhiều thuận lợi.
Hiện nay, rào cản lớn nhất của chúng tôi khi xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và EU là các nhà nhập khẩu chưa được hưởng ưu đãi về hàng rào thuế quan, do Việt Nam và các nước này chưa có các hiệp định hợp tác song phương, đa phương.
Nếu so sánh với Campuchia hay Bănglađét – hai nước đang được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan vào thị trường EU về mặt bằng giá, thì rõ ràng sản phẩm dệt may của hai nước này có lợi thế xuất khẩu vào thị trường EU nhiều hơn Việt Nam.
|
Ví dụ, May 10 là một công ty xuất khẩu áo sơ mi hàng đầu Việt Nam. Mỗi một tháng chúng tôi sản xuất 1,1 triệu áo sơ mi, xuất khẩu vào 3 thị trường: Mỹ (600.000 sản phẩm), châu Âu (300.000 sản phẩm) và Nhật (200.000 sản phẩm).
Với 1 chiếc áo sơ mi, chúng tôi xuất khẩu với giá bình quân chung là 7 USD, tuy nhiên, khi xuất khẩu vào châu Âu, chúng tôi phải chịu 12% thuế, còn nhà nhập khẩu phải trả thuế thêm 7 USD và 54 cent. Đối với mặt hàng này khi xuất vào Mỹ, nhà nhập khẩu phải chịu mức thuế từ 20 – 27%.
Ví dụ trên cho thấy, vô hình chung sản phẩm của Việt Nam bị đội giá lên cao, so với Campuchia và Bănglađét. Như vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa bị giảm sút rất nhiều.
Chính vì vậy, việc Việt Nam đang tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do sẽ tạo nên nhiều cơ hội rất lớn cho các DN Việt nói chung và DN dệt may nói riêng.
* Ông đánh giá thế nào về cơ hội cũng như thách thức của DN khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA)?
- ASEAN với trên 500 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng của ngành dệt may. Trong khi đó, hiện tại, chỉ có 3 nước có năng lực sản xuất dệt may, đó là Indonesia, Việt Nam và Campuchia.
Gần đây, báo chí đề cập nhiều đến một đối thủ nữa là Malaysia. Tuy nhiên, tôi cho rằng, phải một thời gian nữa, Malaysia mới có thể theo kịp chúng ta. Việt Nam là nước có nhiều lợi thế từ lịch sử lâu dài với hơn 30 năm phát triển ngành dệt may, với một hệ thống công nghệ khá hiện đại và đội ngũ kỹ sư, thiết kế, công nhân tay nghề cao.
* Hàng rào thuế quan được gỡ bỏ sẽ là cơ hội cho DN dệt may các nước ASEANtiến vào Việt Nam, khi đó thị phần nội địa của DN trong nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?
- Thị trường nội địa cũng là một sân chơi rất khó khăn đối với DN ngành dệt may Việt Nam. Bởi vì, ngay trong khu vực ASEAN, các nước cũng đang ồ ạt xuất khẩu vào Việt Nam với sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh này sẽ cam go hơn nữa khi các Hiệp định được ký kết và các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, với những lợi thế cạnh tranh vượt trội đã nêu ở trên thì các DN ngành dệt may trong nước sẽ vẫn đứng vững được trước “cơn lốc” hàng nhập. Vấn đề quan trọng vẫn là chúng ta phải làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội, lợi thế để xuất khẩu vào các thị trường lớn khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết. Bởi rõ ràng, cơ hội đến với chúng ta nhiều hơn là thách thức.
* Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接