【ti so atalanta】Bà nội tham ăn hay cô con dâu cá biệt?
Sau chia sẻ "Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời,ànộithamănhaycôcondâucábiệti so atalanta sáng ngủ 8h mới dậy", câu chuyện "Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu" tiếp tục chứng minh việc mẹ chồng - nàng dâu dễ xảy ra mâu thuẫn. Trong chuyện nuôi dạy con cháu, va chạm càng dễ dàng bị đẩy lên cao trào. Cô con dâu "cá biệt" Đó là nhận xét của một độc giả giấu tên gửi về VietNamNet: "Con dâu của bác là diện cá biệt rồi. Có lẽ cô ta cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cá biệt". Tán đồng quan điểm này, nhiều bạn đọc như Thuy Do, Hoa Hồng, Nga Đặng... đều nhận xét: "Con dâu của bác không ai chấp nhận được", "Con dâu bác ghê gớm đấy, bác nên ở riêng", "Con dâu bác vậy là không nghĩ xa rồi- yêu con cháu, dạy con cháu như bác là chuẩn, bác cứ làm vậy ko cần ngại"... Bàn về quan điểm dạy con cháu của độc giả Nguyễn Minh Phương, nhiều người bày tỏ sự đồng tình và động viên bà nội tiếp tục uốn nắn cháu. Bạn HaHuong cho rằng bà nội đã nghĩ đúng và khuyên: "Bác cứ dạy cháu như trước đi. Con dâu bác sẽ làm hư đứa bé. Nuông chiều con như vậy sẽ tạo cho bé tính ích kỉ, cư xử thiếu văn hoá". Độc giả An Nhiên chia sẻ cách dạy con của gia đình mình: "Tôi ở miền Trung, không nghi lễ quy cách như ở miền Bắc,nhưng với chúng tôi luôn dạy con cái phải lễ phép với ông bà, bố mẹ. Muốn như vậy thì bố mẹ phải luôn làm gương để con noi theo. Con tôi ăn cơm hay ăn hoa quả gì chúng tôi cũng đưa cho nó để nó mang đến mời ông bà đã rồi mới đến lượt nó, cho dù ông bà không thích ăn cái đó". Tán đồng cách dạy con này, bạn HaHuong cho biết thêm: "Chuyện mời đầu bữa thì nhà tôi người Bắc cũng bỏ rồi. Nhưng dành đồ ăn ngon cho con mình trong khi ông bà cha mẹ ngồi cùng là không chấp nhận được. Ngoài bữa cơm có hoa quả, bánh kẹo... là phải đem mời người lớn trước". Trong khi đó, độc giả Ton Anh và nhiều người lại khuyên bà nội Minh Phương nên góp ý với con trai: "Rau nào thì sâu nấy... Do con dâu của bạn sinh ra trong một gia đình thiếu gia giáo nên mới vậy. Bạn nên góp ý với con trai bạn, nếu không thì cháu bạn sau này cũng vậy đó". Cũng từ đây, không ít người "đúc rút" chuyện ở chung của mẹ chồng và con dâu rất nhiều nhiêu khê: "Thế người ta mới nói ở riêng là chân lý đấy", "Chẳng hiểu cái cô con dâu nhà này học cao hiểu rộng tới đâu mà nói được những lời như thế? Về lâu về dài, thế nào cũng nảy sinh các vấn đề trong cuộc sống. Muốn gia đình yên ấm, tốt nhất là ai ở nhà nấy. Thỉnh thoảng mới gặp thì đỡ va chạm"... Sống cởi mở tấm lòng mới tốt Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu từ xưa vẫn được mặc định là khó hoà hợp, dễ vênh va vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Nhưng ở thời hiện đại, nhiều người khuyên các bà mẹ chồng nên sống thoáng hơn để nhẹ cả mình lẫn người. Như độc giả Làng Phượng chia sẻ: "Chuyện rất bình thường của lớp trẻ bây giờ, nhất là dân từ Đà Nẵng trở vào. Ăn không mời (rất ít mời, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh) không như dân Bắc (mời nhiều hơn ăn, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh). Tùy theo vùng để sống không nên ràng buộc lễ giáo khắt khe. Sống cởi mở tấm lòng mới tốt". Một độc giả giấu tên thì khuyên: "Ngày nay công nghệ và kinh tế phát triển rất nhanh, lớp trẻ nắm bắt học hỏi giỏi giang hơn lớp già rất nhiều nên quyền uy của ông bà cha mẹ đối với cháu con không còn như xưa. Lớp già chúng ta nên khiêm tốn, biết phận mình mà để yên cho cha mẹ đứa nhỏ cái quyền tự do nuôi dạy nó, phận chúng ta chỉ nên sống mẫu mực để làm gương mà thôi, không nên lạm quyền can thiệp". Cùng quan điểm, độc giả Trần Thị Vân Dung cho rằng mỗi thế hệ có một quan điểm, một góc nhìn khác nhau, nhất là trong chuyện nuôi dạy con cái: "Thời của các bà các mẹ, thiếu thốn đủ thứ nên đứa con nọ phải san sẻ cho đứa con kia từng ly từng tí, từ cái nhỏ tới cái to. Thế nhưng lúc này chẳng thiếu thứ gì, con trẻ phải học cách giành về mình những thứ tốt đẹp nhất, vươn lên những nơi tốt nhất trong xã hội. Quan điểm dạy con vì thế cũng khác đi. Mẹ và bà là 2 thế hệ, phải dung hoà với nhau để cùng tìm cách giáo dục con sao cho tốt nhất". Bạn Nam Nguyễn cũng nhận xét: "Vấn đề dạy con luôn trở thành chiến tranh giữa mẹ chồng - nàng dâu. Muôn đời là thế rồi mà sao mọi người chưa rút kinh nghiệm nhỉ? Mẹ chồng lên gân thì chỉ làm xấu hình ảnh uy nghiêm cần có. Con dâu cứng quá thì chỉ làm tổn hại tới hạnh phúc gia đình!". Bạn Vũ Thị Soi đưa ý kiến: "Thật ra, việc đầu tiên chị cần làm là dạy dỗ chính con trai của chị. Con trai chị có mời bà, mời bố mẹ trước khi ăn cơm không, có dành phần ngon ngọt nhất cho bà cho bố mẹ trước không? Cậu ta có làm được thế thì mới nói được vợ và dạy được con trai mình. Còn nhiệm vụ chính của chị là chăm sóc mẹ chồng và chồng mình. Con cháu có phúc phần của chúng, cứ để chúng tự làm tự chịu". Chia sẻ với độc giả Nguyễn Minh Phương, bạn Thân Tuấn Anh bình luận: "Khổ thân bà nội, muốn dạy cháu mà lại bị hiểu nhầm, nói xấu! Nhưng thật sự chị cũng không tinh tế, chuyện như thế này, chị phải nói chuyện thẳng thắn với con trai, con dâu để thống nhất cách dạy con. Con trẻ không nên chiều chuộng quá đà. Nhưng dạy dỗ làm sao thì phải có sự nhất quán của cả gia đình chứ không thể nào cái kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược được!". Bên cạnh đó, không ít người khuyên mẹ chồng - nàng dâu nên sống riêng hoặc ăn riêng để hạn chế va chạm: "Nếu vậy ở chung mà cho ăn riêng để đỡ phiền nhau ạ. Trong mâm cơm riêng của con bác, con dâu muốn lấy cái gì cho con nó ăn trước thì tùy", "Sự việc trên thể hiện sự khác biệt trong lối sống của 2 thế hệ khi cùng sống chung nhà với nhau. Thôi thì nếu có điều kiện thì nên sống riêng gần cháu để thi thoảng gặp cháu là được rồi"... Lê Cúc(Tổng hợp) Con dâu nói như vậy về tôi. Và hàng xóm lại kể đến tai khiến tôi thấy rất buồn. 'Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu’
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
-
Câu lạc bộ xe Jeep Bình Long tặng 90 phần quà tết cho người nghèo
-
Kỹ năng lựa chọn và sáng tạo tác phẩm báo chí dự thi
-
26/35 xã nông thôn mới có tiêu chí bị rớt chuẩn
-
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
-
Phụ nữ công an “Trao yêu thương, nhận nụ cười”
- 最近发表
-
- Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- Bình Long thu 466 đơn vị máu tình nguyện đợt 1
- Đồng Xoài: Nhiều công trình chào mừng đại hội MTTQ các cấp
- Hớn Quản chú trọng giảm nghèo vùng DTTS
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Tin vắn 17
- Hai góc yêu thương
- [Infographics] Lộ trình dừng hoạt động của xe máy tại Hà Nội
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Diện mạo Tân Tiến hôm nay
- 随机阅读
-
- Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- Đồng Phú xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi
- Sân khấu cải lương thuở ban đầu
- 65 trường hợp từ Đà Nẵng về đều âm tính với SARS
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Khởi động mùa tuyển sinh 2021
- Thực hư chuyện Phòng khám đa khoa Hồng Đức bị điều tra lừa đảo
- Tiếp sức cho học sinh khó khăn đến trường
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy với các nạn nhân tai nạn giao thông
- Hỗ trợ kinh phí cho đảng viên khó khăn
- 2 quán ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Rạng danh ngôi trường mang tên nữ anh hùng
- Bù Đăng vận động hơn 9,2 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
- Cần đánh giá sát các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ vùng DTTS và miền núi
- Hoàn thiện chuyên môn, nâng cao y đức
- Huyện Lộc Ninh giảm 311 hộ nghèo giai đoạn 2016
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Hà Nội nhập siêu hơn 15 tỷ USD
- Hà Nội thêm 11 ca Covid
- Ngày 21/6, TP.HCM thêm 133 ca Covid
- Hai công nhân tại TP.HCM dương tính với Covid
- Xuất khẩu đồ gỗ sang EU sẽ chạm mốc 1 tỷ USD
- Đồng Nai: Giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng cao
- TP.HCM thêm 714 ca Covid
- Bệnh nhân 64 tuổi mắc Covid
- Ngân hàng vào mùa siết nợ cuối năm
- Những điều WHO khuyến cáo khi cách ly bệnh nhân Covid