您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【kết quả huracan】Sân khấu cải lương thuở ban đầu

Empire7772025-01-26 03:38:24【Thể thao】2人已围观

简介(CMO) Lúc nghệ thuật sân khấu cải lượng chưa ra đời, hầu như ở khắp lục tỉnh Nam kỳ người ta chơi “Đ kết quả huracan

Báo Cà Mau(CMO) Lúc nghệ thuật sân khấu cải lượng chưa ra đời, hầu như ở khắp lục tỉnh Nam kỳ người ta chơi “Đờn ca tài tử” trong các cuộc vui ở gia đình như: tiệc mừng, lễ cưới, đám giỗ…, có nghĩa là chưa có hình thức trình diễn trên sân khấu ở rạp hoặc nơi công chúng như ngày nay.

Năm 1910, ở Mỹ Tho, có một ban tài tử nổi tiếng, vang dội những tên tuổi tài năng nên được mời đi trình diễn ở nhiều nơi và đặc biệt là được mời sang Pháp tham dự đấu xảo ca cổ nhạc. Ban tài tử này gồm có: ông Nguyễn Tống Triều (đờn kìm), Chín Quá (đờn độc huyền), Bảy Vô (đờn cò), Hai Nhiểu (đờn tranh), Mười Lý (thổi tiêu) và cô Ba Đắc (ca).

Gánh hát xưa. Ảnh minh hoạ: Văn nghệ Tiền Giang online

Ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) là trưởng ban. Ông Tư Triều có ngón đờn kìm rất mùi nên ông Diệp Văn Cương bảo rằng, khi nghe Tư Triều đờn rồi, ông không còn muốn nghe ai đờn nữa. (Ông Diệp Văn Cường người Gia Định, có tư tài Pháp, dạy học trường Chasseloup Laubat, làm quan ở Bắc Kỳ - Huế, chủ báo Phan Yên ở Sài Gòn. Ông từng là thầy dạy học của vua Đồng Khánh. Sau này con trai ông là Diệp Văn Kỳ sáng lập báo Thần Chung ở Sài Gòn.

Năm 1911, ông Tư Triều đưa ban nhạc của ông lên khách sạn Minh Tân (Mỹ Tho) ca giúp vui và được tán thưởng, nên chủ rạp chiếu bóng casino ở Chợ Cũ, Mỹ Tho mời ông Tư Triều đến phụ diễn trước khi chiếu bóng, mỗi tuần 2 đêm: Thứ Tư và thứ Bảy. Đây là bước đầu tiên đờn ca tài tử được đưa lên sân khấu một cách chính thức.

Sân khấu lúc đó còn rất đơn sơ. Dùng tấm màn bạc chiếu bóng làm bình phong, phía trước lót bộ ván gõ và cái bàn độc chân cheo. Hai bên sân khấu được bày cây kiểng. Toàn ban đờn ca ngồi trên bộ ván, y phục áo dài khăn đóng như đi dự lễ.

Hồi đó cô Ba Đắc ca bản Tứ đại oán lớp sự tích Bùi Kiệm thi rớt, theo lối kể truyện: “Kiệm từ khi thi rớt trở về, Bùi ông mắng nhiếc nhún trề. “Cũng tại mầy ham bề vui chơi”, Kiệm thưa: “Tài bất thắng trời, con dễ nào không lo bề công danh, tuổi con còn xuân xanh, công ơn mẹ cha, con chưa đáp đền đó cha ơi”. Bùi ông nghe tiếng nỉ non vuốt ve Kiệm, “Thôi con ở lại nhà, đặng hôm sớm với cha…”.

Đến khoảng năm 1917, ông Châu Văn Tú (tức thầy Năm Tú) một nhà hào sảng ở Mỹ Tho lập gánh hát. Mướn người vẽ phong cảnh, trang trí sân khấu, phỏng theo sân khấu nhà hát Tây. Mướn Nhà văn Trương Duy Toản soạn tuồng, mua sắm y phục cho đào kép. Ông Năm Tú còn cất một nhà hát riêng ở Chợ Cũ - Mỹ Tho để trình diễn (nay là rạp hát Vĩnh Tường).

Sau này, sân khấu ngày càng được trang trí đẹp hơn, chuyên môn hơn nhờ các ban như Văn Hí Ban (Chợ Lớn), Sĩ Đồng Ban (Long Xuyên), Kỳ Lân Ban (Vĩnh Long), Tân Phước Ban (Sóc Trăng) đầu tư xây dựng. Đến năm 1922 cải lương phát triển rộng đến Sài Gòn, miền Trung và miền Bắc. Đến thập niên 1970, cải lương phát triển đến tột đỉnh. Sân khấu được trang trí hoành tráng, chuyên nghiệp, đẹp và lộng lẫy với màn nhung, phong màn, phong cảnh, cánh gà, đèn màu… như chúng ta thấy hiện nay./.

H.D (sưu tầm và biên soạn)

很赞哦!(76841)