Hàng hóa ASEAN tận dụng gói tạo thuận lợi thương mại Hiệp định RCEP Hiệp định RCEP và cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Hiệp định RCEP đang chuyển đổi thương mại khu vực và tạo lợi thế cho doanh nghiệp |
Bà Đỗ Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – đánh giá,ựcthiHiệpđịnhRCEPSứcépcạnhtranhsẽcaohơlich bong dá anh với những ưu đãi về thuế quan, cộng gộp xuất xứ, xuất xứ linh hoạt…Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Theo bà Đỗ Thu Hương, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa có nguyên phụ liệu nhập khẩu mà phần lớn là từ các nước trong khối của doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan trong RCEP cao hơn bất kỳ FTA nào đã có, từ đó, gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, nhất là tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Thị trường RCEP đang rộng mở với nhiều ưu tiên mới |
Hơn nữa, với thị trường hơn 2,3 tỷ dân, với mức thu nhập đang tăng lên, nhu cầu cao, có nhiều phân khúc khác nhau từ rất khắt khe đến tương đối dễ tính, và có thị trường thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, RCEP được kỳ vọng mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, bà Trần Thị Lan Anh - Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - cho biết, Hiệp định RCEP quan trọng không chỉ bởi đây là hiệp định có quy mô lớn nhất toàn cầu, mà với các doanh nghiệp Việt Nam, hiệp định còn có tác động lớn hơn thế, bởi đây là nguồn cung của khoảng 70% hàng hóa nhập khẩu và 40% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là khu vực bao trùm nhiều chuỗi giá trị toàn cầu và các nguồn FDI lớn nhất của nền kinh tế.
Bên cạnh việc mở ra cơ hội hội nhập cho các doanh nghiệp, RCEP cũng đặt ra những thách thức cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt.
Bà Trần Thị Lan Anh phân tích, tại thị trường nội địa, với các cam kết mở cửa trong RCEP, hàng hóa tương tự từ các nước thành viên RCEP đặc biệt từ Trung Quốc và ASEAN sẽ có thêm một cơ hội ưu đãi thuế khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà với các doanh nghiệp Việt được dự báo sẽ gay gắt và khó khăn hơn. Ở thị trường xuất khẩu, cạnh tranh cũng được dự báo có thể sẽ phức tạp hơn khi mà không chỉ Việt Nam có lợi thế FTA như trước đây mà các đối thủ cạnh tranh của chúng ta cũng có lợi thế tương tự nhờ vào RCEP.
Đứng trước cánh cửa hội nhập mới, để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua thách thức, bà Lan Anh cho rằng, sự chủ động của mỗi doanh nghiệp là hết sức quan trọng: Chủ động tìm hiểu kỹ các cam kết trong Hiệp định; chủ động chuẩn bị và hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội từ RCEP, cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. Và quan trọng nhất là tập trung nâng cao năng lực để có đủ nền tảng và sức mạnh để cạnh tranh trong hoàn cảnh hội nhập.
Bằng sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp, cùng với sự đồng hành của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực thi các cam kết của RCEP, xúc tiến thương mại cấp quốc gia hay ngành hàng tại các thị trường RCEP… sẽ tạo ra một nền tảng ổn định, các cơ chế linh hoạt và một không gian thuận lợi để doanh nghiệp thực thi hiệu quả Hiệp định RCEP cũng như các FTA.