Khoản 2 Điều 36 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định việc chuyển đổi giới tính theo hướng: “Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Về quy định này,ĐạibiểuQuốchộibàntánsôinổiquyđịnhchuyểnđổigiớitíket qua gh nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc thừa nhận hay không thừa nhận chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán... Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng và quy định rõ ràng trong dự luật.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) cho rằng, quy định như dự thảo luật, rõ ràng chúng ta thừa nhận về nhu cầu để chuyển giới là có thực. Trên thực tế tại Việt Nam chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới, nên nhiều cá nhân đã đi ra nước ngoài phẫu thuật chuyển giới sau đó quay trở về Việt Nam. Do không được thừa nhận, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm hộ tịch và vấn đề cá nhân khác. Đây cũng là những con người, những công dân, nên họ cũng có quyền và lợi ích hợp pháp.
“Vì vậy, tôi cũng thống nhất quy định như tại dự thảo luật, đó là trường hợp cá nhân đã chuyển giới tính thì có quyền yêu cầu nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và các quyền thân nhân khác theo quy định”, đại biểu Nhi nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Nội), Nhà nước nên cho phép chuyển đổi giới tính vì điều này thể hiện sự nhân đạo đối với những người thiệt thòi.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, xác định lại giới tính đó là quyền của con người, khi gặp khiếm khuyết được y học công nhận thì có quyền xác định lại giới tính. Ví dụ, hình thể là nữ, nhưng cấu tạo bên trong là nam thì người ta có quyền được xác định lại giới tính là nam. "Tôi thấy đây là quy định rất đúng, nhân văn", đại biểu Hà nói.
Tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà đề nghị: "Nếu những người theo trào lưu, hình thể là nữ, cấu tạo là nữ, nhưng lại muốn chuyển thành nam, nên ra nước ngoài tự chuyển đổi giới tính. Tôi cho việc làm như vậy không nên và nhà nước không nên thừa nhận, điều này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong luật".
Một số đại biểu khác như đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, Nhà nước không thừa nhận chuyển đổi giới tính, nhưng thực tế có những người chưa biết mình thuộc giới tính nào. Do đó, phải có căn cứ quy định trong luật để những người này được hưởng quyền lợi công dân và được chuyển đổi giới tính về giới tính thật.
"Có những người do tự nhiên sinh ra tuy hình hài giới tính này nhưng bản chất giới tính khác. Người ta đã lặn lội ra nước ngoài để chuyển đổi giới tính, nếu không thừa nhận thì ảnh hưởng đến quyền của người ta. Do đó, Luật cần xuất phát từ đối tượng điều chỉnh để quy định cụ thể", đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) nhấn mạnh./.
H.C