【bóng đá 888 trực tiếp】Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Giao nhiệm vụ cụ thể để tạo cơ chế giám sát trong thực thi
PV:Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm,ựchànhtiếtkiệmchốnglãngphíGiaonhiệmvụcụthểđểtạocơchếgiámsáttrongthựbóng đá 888 trực tiếp chống lãng phí (THTK, CLP) vừa được Chính phủ trình Quốc hội. Ông có đánh giá gì về những mặt được và chưa được của công tác này trong năm qua?
GS. TS Hoàng Văn Cường:Chính phủ đã có chỉ đạo đến các bộ, ngành, địa phương đều phải có chương trình hành động và kế hoạch THTK,CLP, đồng thời có những chỉ đạo rất cụ thể như: Cắt giảm 5% chi phí đi công tác, hội nghị, hội thảo và cắt giảm 10% chi thường xuyên. Chính nhờ chững chỉ đạo cụ thể này nên trong bối cảnh dịch bệnh, mất nhiều chi phí, nhưng các bộ, ngành, địa phương đã có được số tiết kiệm rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
GS. TS Hoàng Văn Cường |
Việc không để thất thoát, lãng phí nguồn thu đã giúp kết quả thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm vượt kế hoạch 16,8%. Điều đó cho thấy, việc tiết kiệm chi và tăng nguồn thu đã giúp giảm thâm hụt ngân sách, qua đó giảm áp lực về vay nợ công và tỷ lệ nợ công…
Tuy nhiên, những tồn tại của công tác THTK,CLP vẫn còn khá lớn. Như trong chi đầu tư, tồn tại lớn nhất là việc giải ngân vốn đầu tư công rất chậm dẫn đến việc ứ đọng vốn, đây là sự lãng phí rất lớn. Rồi vốn NSNN đã được phân bổ nhưng không dùng đến phải chuyển nguồn sang năm sau khá lớn, chiếm tỷ trọng cao. Nhiều chương trình quốc gia cần được đầu tư như chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…, nhưng việc phân bổ vốn đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tồn dư của các quỹ còn lớn, điển hình như Quỹ phát triển Khoa học công nghệ còn hơn 11 nghìn tỷ đồng. Nhiều nguồn lực đất đai, tài nguyên được giao cho các tổ chức, cá nhân nhưng không đưa vào sử dụng, bỏ hoang… vừa làm mất đi nguồn lợi tạo ra từ nguồn đất đai đó, vừa làm mất cơ hội đầu tư của những nhà đầu tư khác.
Các dự án đất đai bỏ hoang hóa nhiều năm không sử dụng gây lãng phí lớn. |
Bên cạnh đó, chúng ta đã thực hiện tinh giản bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo nhưng việc chi tiền lương tiền công vẫn tăng, điều này chứng tỏ việc tinh giản bộ máy chưa hiệu quả. Việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đang xử lý rất chậm làm cho nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, không tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế khác tham gia vào khai thác những nguồn lực mà các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ… Đây là những hạn chế lớn của việc THTK,CLP.
PV: Đâu là nguyên nhân của những tồn tại này, thưa ông?
GS. TS Hoàng Văn Cường: Những hạn chế, tồn tại này không chỉ xảy ra trong năm 2021 mà nó xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại. Đặc biệt nó đã được nói đến rất nhiều những vẫn chưa được thay đổi, khắc phục, thậm chí có cái còn trầm trọng hơn.
Đơn cử như các dự án đất đai bỏ hoang hóa rất nhiều năm không sử dụng, nhiều dự án được đầu tư xây dựng dở dang xong đắp chiếu để đấy. Việc giải ngân chậm làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư… Đây chính là những tồn tại chưa được khắc phục, nhưng không có ai phải chịu trách nhiệm, chưa có 1 tổ chức, cơ quan, cá nhân nào bị xử lý trách nhiệm về sự lãng phí này.
Rõ ràng ở đây là chế tài quy định trong luật pháp về THTK,CLP chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, chưa có các tiêu chí để đo lường thế nào là lãng phí và lãng phí bao nhiêu. Ai là người phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí cũng chưa có. Không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra kiểm tra, giám sát, đánh giá việc đó. Hơn nữa, việc có lãng phí hay không hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào báo cáo của các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện báo cáo, không có tổ chức, cơ quan độc lập trong việc giám sát, đánh giá.
Nghiên cứu phân bổ ngân sách cho các hoạt động hội họp, công tácQua 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có nhiều khoản chi phí cho các cuộc họp hành, hội nghị, công tác… đã được cắt giảm nhưng nhiệm vụ đầu ra vẫn phải hoàn thành. GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, trong bối cảnh bình thường hóa trở lại cần phải xem xét việc có nhất thiết phải quay trở lại phân bổ ngân sách cho các hoạt động này không, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc cắt giảm chi phí cho những hoạt động này càng cần thiết. Đây sẽ là biện pháp giúp chúng ta tiết kiệm hiệu quả. |
Chương trình hành động THTK,CLP của Chính phủ cũng chưa cụ thể, vẫn còn chung chung, chưa chỉ rõ ngành này, bộ này, địa phương này phải tập trung vào vấn đề gì. Bên cạnh đó, chương trình hành động THTK, CLP của từng bộ, ngành, địa phương cũng chưa nêu ra được nhiệm vụ trọng tâm của mình là gì, kế hoạch hành động ra sao… Chính vì thế, khi tổng kết lại 1 năm cũng chỉ đánh giá chung chung là đã thực hiện, đã làm, đã tiết kiệm được, nhưng việc lãng phí thì không chỉ ra được.
Ngoài ra lãng phí xã hội (lãng phí trong dân cư) còn rất lớn. Ví dụ như đất đai bỏ không, tổ chức ma chay, hiếu hỉ… nhưng chưa có giải pháp để vận động người dân ý thức được sự lãng phí đó.
PV: Là đại biểu Quốc hội, ông có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả công tác THTK,CLP tại Chính phủ cũng như tại các bộ ngành, địa phương?
GS. TS Hoàng Văn Cường: THTK, CLP là lĩnh vực rất rộng, vì thế, trước mắt Chính phủ cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương phải tập trung vào vấn đề nổi cộm trong từng năm và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đó của năm đó. Trên cơ sở này, các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể, chứ không được chung chung như hiện nay.
Cùng với đó, phải có sự phân công trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát để khi các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình hành động không đúng với các nhiệm vụ đó phải có chế tài xử lý. Bên cạnh đó cũng phải có cơ chế khuyến khích tiết kiệm.
Về lâu dài có 2 việc cần phải tính đến. Đầu tiên là phải thay đổi phương thức quản lý theo hiệu quả, kết quả đầu ra, không nên quản lý theo hành động. Theo đó, việc làm thế nào và nên làm cái gì sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức lên kế hoạch, tính toán, từ đó tự đơn vị sẽ tính toán, cắt bỏ được những thứ không cần thiết, không hiệu quả sẽ tự tiết kiệm được kinh phí.
Đồng thời, cần phải sửa đổi Luật THTK,CLP theo hướng phải cụ thể hóa về mặt tiêu chí, đo lường, các chế tài trong việc đánh giá, giám sát, kiểm soát các hoạt động được gọi là lãng phí, quy trách nhiệm cho những người thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó phải có cơ chế, chế tài thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí trong dân cư, khu vực ngoài nhà nước để làm sao huy động được mọi người dân vào việc cùng giám sát, cùng thực hiện các quy định trong Luật THTK,CLP.
PV: Xin cảm ơn ông!
Cần chế tài mạnh và quy trách nhiệm cho người đứng đầuMột thực tế hiện nay là các bộ, ngành, địa phương rất chậm gửi báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thời hạn. Điều này đã gây khó khăn cho công tác tổng hợp, hoàn thiện báo cáo của Bộ Tài chính để trình Chính phủ, trình Quốc hội. Nguyên nhân là do việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn được nhiều bộ, ngành, địa phương coi là hình thức nên không có dữ liệu, thông tin để hoàn thiện báo cáo. GS.TS Hoàng Văn Cường cho biết, để khắc phục tình trạng này, cần phải thay đổi công tác chỉ đạo từ việc xây dựng kế hoạch hành động đến việc báo cáo thực hiện theo chương trình hành động đó. Đồng thời phải có chế tài mạnh để xử lý những bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cố tình lảng tránh, cố tình quay lại với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. “Chúng ta phải thay đổi từ việc chỉ đạo đến việc kiểm tra, đánh giá xem địa phương, đơn vị có xây dựng kế hoạch cụ thể hay không, có đi đúng vào các vấn đề nổi cộm hay không. Đây chính là tiêu chí xem xét xem địa phương, đơn vị có hoàn thành được nhiệm vụ vào cuối năm hay không” - GS. TS Hoàng Văn Cường cho biết. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Cảnh báo chiêu trò “thổi” giá đất ăn theo bảng giá mới
- ·Dự báo thời tiết: Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa đến mưa to
- ·Ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung cho thị trường tết
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Phường Thới Hòa, TX.Bến Cát: Nâng cấp đường giao thông từ nguồn kinh phí xã hội hóa
- ·Quỳnh Phụ (Thái Bình): Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giao thông và tiềm năng nông nghiệp
- ·Đưa ra khỏi Đảng những đảng viên “hữu danh vô thực”
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Đà Nẵng: Lần thứ 2 xin lỗi du khách vì Covid
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT746
- ·Bắc Bộ có mưa rào và dông, vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất
- ·Lãnh đạo thực hiện tốt các giải pháp về chuyên môn
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Công bố Top 10 công ty uy tín ngành bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng Hà Nội
- ·Mỹ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở hầu hết Biển Đông
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 7/7: Bắc Bộ có mưa, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Chặn sốt đất bằng cách nào?