【bxh league two】Khắc phục “bệnh” sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
Sinh thời,bệnhbxh league two Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV) có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người chỉ rõ: “Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo. Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn” (1). Tuy nhiên, thời gian gần đây, câu chuyện CBĐV “sợ sai”, “sợ trách nhiệm” được bàn nhiều trên các diễn dàn, trong các cuộc họp, hội nghị từ Trung ương đến địa phương. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến và trở nên báo động. Hệ lụy của nó vô cùng nguy hiểm, gây ách tắc cho công việc chung, làm giảm sút tinh thần khát khao cống hiến của CBĐV, mất lòng tin của Nhân dân. Chính vì thế, “bệnh” sợ trách nhiệm cần được các cấp, các ngành nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan để khắc phục. Đây là sự đòi hỏi cấp bách, cấp thiết của công cuộc đổi mới hiện nay.
* “Bệnh” sợ trách nhiệm - biểu hiện và nguyên nhân
Trước hết, trách nhiệm được hiểu là những việc cần phải làm, phải đảm trách của CBĐV khi được phân công và cần được thực hiện đạt chất lượng. Trái với tinh thần trách nhiệm là “bệnh” sợ trách nhiệm. Đó chính là CBĐV thực hiện chưa đúng, chưa tốt chức trách nhiệm vụ được giao, thậm chí là không dám quyết, không dám làm, đùn đẩy trách nhiệm; không dám nhận khuyết điểm khi mình làm chưa tròn, dẫn đến công việc bị trì trệ, ách tắc.
Biểu hiện của “bệnh” sợ trách nhiệm là hiện tượng một số CBĐV không dám đảm trách công việc. Họ mong muốn địa vị, quyền hạn, chức vụ cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng nề, dẫn đến không dám nói, không dám làm những nhiệm vụ thuộc về thẩm quyền của mình, mà trông chờ ỷ lại vào tập thể, vào người khác. Một bộ phận CBĐV thấy có lợi cho bản thân thì làm, không có lợi không làm hoặc làm cầm chừng dẫn đến tính tích cực, sự tiên phong bị sa sút, co cụm giữ mình để giữ lợi ích riêng của bản thân. Lại có một bộ phận CBĐV cho rằng: làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử. Vì vậy, CBĐV không dám nói, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Một số CBĐV thấy sai không dám đấu tranh vì sợ đụng chạm, sợ người khác ganh ghét, “soi” mình nên giả vờ “không thấy, không nghe, không biết” nhằm cầu an, giữ địa vị và quyền lợi.
Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy và Trường Chính trị TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học cấp thành phố “Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức để TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững”. Ảnh: Ngọc Quyên.
Hệ lụy của “bệnh” sợ trách nhiệm là công việc của một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương bị ách tắc, trì trệ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; nhiều công trình, dự án chậm được duyệt, cấp phép, bị chậm tiến độ hoặc bị ngưng trệ, lãng phí các nguồn lực; việc giải ngân trong đầu tư công ở một số nơi chưa đạt theo yêu cầu, thậm chí là rất thấp; làm giảm ý chí phấn đấu của một bộ phận CBĐV nhiệt huyết, mất lòng tin của Nhân dân; ảnh hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư cũng như đối tác trong và ngoài nước.
Nguyên nhân của “bệnh” sợ trách nhiệm có cả chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đó là:
- Một số CBĐV do thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thậm chí có biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, sa vào chủ nghĩa cá nhân, vụ lợi; do thiếu rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ, sợ bị liên lụy, sợ bị quy trách nhiệm, sợ mất những gì đang có như địa vị, tiền tài, danh vọng, thậm chí có hiện tượng do “tay đã nhúng chàm” nên phòng thủ, che chắn;
- Do thiếu kiến thức và trí tuệ, không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu khả năng nhận xét, đánh giá, nhận định đúng, sai ngay chính những công việc của mình đang đảm trách dẫn đến CBĐV không dám quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đó là hiện tượng năng lực yếu, “ngồi nhầm ghế”, sợ vi phạm nên không dám làm.
Ngoài ra, nguyên nhân khách quan là do cơ chế chưa đồng bộ, chính sách đôi khi còn chồng chéo; sự quan tâm, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở CBĐV trong thi hành nhiệm vụ ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức.
TP Cần Thơ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Trong ảnh: Tổ kiểm tra đột xuất về công tác cải cách hành chính (Sở Nội vụ TP Cần Thơ) kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa UBND quận Ô Môn. Ảnh Quốc Thái
* Giải pháp “chữa bệnh” sợ trách nhiệm
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để CBĐV quán triệt những nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước về tinh thần trách nhiệm cũng như những nguy hại do “bệnh” sợ trách nhiệm gây ra theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết” (2); Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”; tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: đó là cần thiết phải tiếp tục tăng cường tập trung chấn chỉnh, khắc phục nhanh tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ CBĐV.
- Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định của Đảng, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, để tạo sự thống nhất, rõ ràng, minh bạch, tránh chung chung, chồng chéo, tạo sự an tâm cho CBĐV. Triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương bảo vệ cán bộ năng động, chủ động, tích cực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung để từ đó loại bỏ tâm lý sợ sai, sợ vi phạm sợ bị kỷ luật mà không dám làm.
- Tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ cho CBĐV gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân. Mỗi CBĐV cần tự mình tu dưỡng, rèn luyện, phải luôn “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng hoàn thiện bản thân, tránh xa những cám dỗ về vật chất; phải thể hiện tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; sẵn sàng “đứng sang một bên” để người khác làm khi cảm thấy bản thân không đủ uy tín, năng lực, sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Bản thân CBĐV cần phải có khả năng nhận biết thấy sai để đừng làm sai chứ không phải quá sợ sai để không dám làm, biết “sợ sai” để không làm sai, để thấy bản thân còn khiếm khuyến những gì, từ đó tiếp tục tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh để thực hiện những nhiệm vụ được phân công một cách tự tin và hiệu quả tốt nhất.
- Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cả hệ thống chính trị phải luôn quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện tốt công tác cán bộ, cần đánh giá đúng và sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, đúng chuyên môn, nghiệp vụ, có như vậy mới phát huy được tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo để thực hiện những công việc chung với động cơ trong sáng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát CBĐV bằng những quy định chặt chẽ, khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích; kỷ luật đúng người, đúng mức độ vi phạm và đúng theo các quy định, mạnh dạn thay thế những cán bộ cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được phân công; mở rộng dân chủ để CBĐV phát huy trí tuệ và hành động vì công việc chung.
Tóm lại, mỗi cơ quan, đơn vị cần kịp thời nhận diện và sớm có giải pháp khắc phục “bệnh” sợ trách nhiệm ở một bộ phận CBĐV, nhằm góp phần đưa tổ chức của mình ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, của đất nước, tạo được niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và đội ngũ CBĐV.
Tiến sĩ Bùi Hải Dương
Trường Chính trị TP Cần Thơ
-----------------
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, tr. 315.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG ST, HN, tr. 187.
相关文章
Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
Nhận định bóng đá Brothers Union với Fakirapool Young Mens hôm nayMùa giả2025-01-10VN President hails economic ties with Japan’s Kansai region
VN President hails economic ties with Japan’s Kansai regionSeptember 13, 2016 - 09:002025-01-10PM suggests reinforced security links with Indonesia
PM suggests reinforced security links with IndonesiaSeptember 27, 2016 - 10:002025-01-10Việt Nam aims for enhanced legislative ties with Laos
Việt Nam aims for enhanced legislative ties with LaosSeptember 26, 2016 - 09:002025-01-10Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic worksJanuary 06, 2025 - 10:402025-01-10Việt Nam calls for peace, prosperity in Asia
Việt Nam calls for peace, prosperity in AsiaSeptember 05, 2016 - 11:022025-01-10
最新评论