Tập trung xây dựng,ộTTTTlấyýkiếngópýthôngtưvềquảnlýđầutưứngdụlich thi đấu bong đa ban hành thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định năm 2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Với việc sửa đổi 33/64 điều, bãi bỏ 1 khoản và 5 điều cũ, đồng thời bổ sung 7 điều mới, Nghị định 82 được đánh giá đã cơ bản tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị trong triển khai hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Qua đó, góp phần tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Để những quy định mới sớm được áp dụng trong thực tiễn, thời gian qua, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã xây dựng dự thảo 2 thông tư hướng dẫn chi tiết một số nội dung của các nghị định 73 và 82 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Cụ thể, 2 dự thảo thông tư về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hiện đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để hoàn thiện gồm: “Thông tư quy định quản lý chất lượng trong hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước” và “Thông tư quy định lập và quản lý chi phí trong hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
Trong đó, với dự thảo “Thông tư quy định quản lý chất lượng trong hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước”, Bộ TT&TT đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung và thay thế 2 văn bản: “Thông tư 24/2020/TT-BTTTT ngày 9/9/2020 quy định về công tác triển khai, giám sát công tác triển khai và nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước” và “Thông tư 23/2020/TT-BTTTT ngày 9/9/2020 quy định các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
Còn tại dự thảo “Thông tư quy định lập và quản lý chi phí trong hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ TT&TT đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung và cũng thay thế 2 văn bản là: “Thông tư 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng CNTT”, “Thông tư 12/2020/TT-BTTTT ngày 29/5/2020 hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
Thời gian để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu và có ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo 2 thông tư mới này sẽ kéo dài từ nay đến ngày 19/9/2024.
Trước đó, vào ngày 15/8, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 82 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 73 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tinh thần cầu thị, luôn lắng nghe ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đã được đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT một lần nữa khẳng định tại hội nghị này.
Cũng tại hội nghị, đại diện Bộ TT&TT đã bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện 2 thông tư hướng dẫn chi tiết về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
“Bộ TT&TT đang xây dựng 2 thông tư hướng dẫn chi tiết một số nội dung của nghị định 82. Rất mong các đồng chí nghiên cứu kỹ và có đề xuất, góp ý hoàn thiện. Việc của Bộ TT&TT là lắng nghe để hỗ trợ, giải quyết cho các địa phương, các bộ, ngành yên tâm hơn về hành lang pháp lý”, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Quy định về phần mềm phổ biến là một nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 82. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, xây dựng và công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến ngành, chuyên ngành, lĩnh vực; Bộ TT&TT có trách nhiệm rà soát, xây dựng và công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến quốc gia. Để quy định mới này được triển khai có hiệu quả, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức rà soát, có lộ trình xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến ngành, chuyên ngành, lĩnh vực. |