当前位置:首页 > Cúp C1

【xem tỷ số arsenal】Hiệu quả đồng vốn khuyến công

Hiệu quả đồng vốn khuyến công
Cán bộ khuyến công kiểm tra,ệuquảđồngvốnkhuyếncôxem tỷ số arsenal nghiệm thu đề án khuyến công

Trong đó, kinh phí tập trung chủ yếu cho hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Đây là hoạt động ưu tiên đầu tư nhằm hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn ứng dụng công nghệ - thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Năm 2016, với 17 đề án được triển khai tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, cơ khí, ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống…

Việc hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một số đề án tiêu biểu như đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất trà vả dạng túi lọc, xay xát gạo, nâng cao công nghệ sản xuất dầu tràm, chế biến thức ăn gia súc, đa dạng hóa mặt hàng mộc mỹ nghệ, hàng lưu niệm… Bên cạnh đó, đã tổ chức cho 19 sản phẩm của tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên, kết quả có 9 sản phẩm đạt bình chọn cấp khu vực và được tham gia bình chọn cấp quốc gia năm 2017.

Hiệu quả đồng vốn khuyến công
Máy đóng gói trà vả Lộc Mai được khuyến công hỗ trợ đầu tư

Ngoài ra, còn tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, qua đó đã phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn có chất lượng, có tiềm năng phát triển. Từ đó, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch phát triển hỗ trợ sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn. Tham gia các hội chợ công nghiệp nông thôn tại các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đắk Lắk giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trưng bày, giới thiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở địa bàn tỉnh.

Cũng từ nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ cho các cơ sở chiêu sinh và tổ chức đào tạo nghề cho 110 lao động tại địa bàn nông nghiệp nông thôn, trong đó có đào tạo nghề dệt thổ cẩm, làm chổi đót cho nhiều lao động là người dân tộc trên địa bàn huyện A Lưới. Các đề án đào tạo này đều gắn với đầu tư phát triển sản xuất của cơ sở. Do vậy, lao động sau đào tạo đều được các cơ sở tuyển dụng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực lao động, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người dân khu vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Lương Bảy - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Thừa Thiên Huế): Thông qua hoạt động khuyến công đã góp phần nâng cao nhận thức của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, qua hoạt động khuyến công đã góp phần hỗ trợ một số ngành nghề và làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. “Từ một đồng vốn khuyến công đã khuyến khích và thu hút được 15 - 17 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các địa phương và giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn” - ông Nguyễn Lương Bảy cho biết.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 16 làng nghề truyền thống, 10 làng nghề và 14 nghề truyền thống được công nhận; có 32 nghệ nhân được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 2 nghệ nhân Nhân dân và 4 nghệ nhân Ưu tú được vinh danh. Một số sản phẩm đặc sản được quan tâm phát triển như: Dầu tràm, trà rau má, trà vả, trà mướp đắng, mè xững, trà cung đình, tôm chua, nước nắm…

分享到: