【kèo xiên】"Làm mới" quan hệ Đức

时间:2025-01-10 17:04:16来源:Empire777 作者:Thể thao
lam moi quan he duc phapTự sự của Tổng thống Pháp
lam moi quan he duc phapTổng thống Pháp cải tổ nội các sau khi một loạt bộ trưởng từ chức
lam moi quan he duc phapSứ mệnh sắp hoàn thành của Tổng thống Pháp E. Macron

Hiệp ước mới đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đặt bút ký tại thành phố cổ Aachen,àmmớiquotquanhệĐứkèo xiên miền Tây nước Đức ngày 22/1 thay thế Hiệp ước Élysées được Tổng thống Pháp Charles de Gaulle và Thủ tướng CHLB Đức (Tây Đức) Konrad Adenauer ký tại thủ đô Paris của Pháp năm 1963.

lam moi quan he duc phap
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel ký hiệp ước hữu nghị mới thay thế Hiệp ước Élysées

Nếu Hiệp ước Elysee đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền tảng mới trong quan hệ hai nước sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, chấm dứt hàng thế kỷ đối đầu và trở thành động lực cho sự hợp nhất châu Âu, thì Hiệp ước hữu nghị Aachen giữa Đức và Pháp thúc đẩy một châu Âu đoàn kết hơn nữa trong bối cảnh khu vực này đang bị chia rẽ sâu sắc từ những yếu tố nội tại cũng như bên ngoài tác động.

Trên thực tế, dù châu Âu liên tục hứng chịu thách thức, từ cuộc khủng hoảng người di cư đến các cuộc tấn công khủng bố hay phong trào dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, Đức và Pháp vẫn tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, không ngừng thể hiện vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt châu lục đối diện với thách thức. Có thể nói, Đức và Pháp đã nỗ lực hết mình vì một châu Âu ổn định, thống nhất và đoàn kết từ cải tổ EU, cải cách Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hướng tới việc thành lập quân đội chung của châu Âu, đấu tranh với xu hướng chia rẽ. Mới đây nhất, quyết tâm này đã được hiện thực hóa thông qua một bản Hiệp ước hữu nghị mới, dựa trên nền tảng của Hiệp ước Élysées vốn đã đặt nền móng cho quan hệ Đức - Pháp nói riêng và quan hệ ở châu Âu nói chung suốt 56 năm qua.

Bằng cam kết sát cánh với nhau khi một trong hai nước vấp phải mối đe dọa an ninh lớn hoặc bị tấn công, Đức và Pháp khẳng định sẽ huy động các nguồn lực và phương tiện để hỗ trợ lẫn nhau. Hai nước cũng tiến tới việc thành lập Hội đồng Quốc phòng và An ninh chung, thiết lập các quy định rõ ràng hơn trong việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự, theo đuổi các dự án chung về quốc phòng... Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá điều này sẽ đặt nền tảng cho việc hình thành quân đội chung của châu Âu trong tương lai, giảm dần sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ và NATO trong vấn đề quốc phòng, an ninh, điều mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tích cực thúc đẩy trong thời gian qua.

Về kinh tế, Pháp và Đức sẽ thành lập một hội đồng gồm các chuyên gia độc lập nhằm đưa ra các khuyến nghị về các chương trình, chính sách kinh tế của hai nước. Hai bên cũng sẽ thiết lập một ủy ban hợp tác xuyên biên giới nhằm tăng cường hợp tác giữa các địa phương nằm quanh khu vực biên giới Pháp và Đức kéo dài 450 km. Thúc đẩy hợp tác ở khu vực biên giới được xem là một trong những vấn đề thiết thực nhất trong hiệp ước hữu nghị mới giữa Đức và Pháp. Không chỉ vậy, hai bên còn đưa ra những cam kết đối với những vấn đề “nóng” của thế giới trong đó có bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Dẫu vậy, Đức và Pháp vẫn chưa thể tìm ra lời giải chung cho bài toán người di cư vốn làm xã hội châu Âu bị xáo trộn suốt 4 năm qua, kể từ khi Đức thực thi chính sách mở cửa đón dòng người tị nạn từ các khu vực Trung Đông và châu Phi. Tất nhiên, phe ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và dân túy đã chỉ trích hiệp ước, coi đây là một xu hướng đang trỗi dậy ở châu Âu mà Đức và Pháp cùng phải đối mặt để xử lý. Sự hợp tác quá chặt chẽ giữa Đức và Pháp cũng khiến một số quốc gia nhỏ có cảm giác mất đi tiếng nói trong các vấn đề chung của EU.

Với việc Hiệp ước hữu nghị mới giữa Đức và Pháp ra đời, trong bối cảnh châu Âu đang sắp chứng kiến “cuộc chia tay lịch sử” giữa Anh và EU, và cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, hai nước đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng châu Âu cần có thêm những cam kết, thể hiện trách nhiệm của những quốc gia đi đầu như Đức và Pháp.

相关内容
推荐内容