Một DN có trụ sở tại Đà Nẵng nêu,ảlờivềquyđịnhkiểmtrasauthôtỷ lệ cá cược phạt góc kết quả kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan có sự trùng lắp, thời gian kiểm tra dài, thủ tục kiểm tra còn phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động của DN.
Trả lời về vấn đề DN nêu, theo Tổng cục Hải quan, Luật Hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan đã được phân cấp, phân quyền rõ ràng từ cấp Tổng cục, Cục Kiểm tra sau thông quan đến các cục hải quan tỉnh, thành phố, đồng thời cơ quan Hải quan có hệ thống quản lý nội bộ để đề xuất kiểm tra sau thông quan, tránh kiểm tra trùng lặp.
Ngoài việc kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật, cơ quan Hải quan còn thực hiện kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm và kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Do đó, trường hợp DN vi phạm nhiều lần, hoặc sau khi được kiểm tra sau thông quan vẫn có lô hàng có sai phạm, khi cơ quan Hải quan rà soát, phát hiện sẽ thực hiện kiểm tra sau thông quan để thu đủ phần thuế thiếu cho ngân sách nhà nước (nếu có).
Bên cạnh đó, thời hạn kiểm tra sau thông quan trong 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cũng được quy định rõ tại Luật Hải quan 2014. Quy định này là phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam và cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra ngoài khuôn khổ cho phép, DN có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan cho biết, công tác kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo các thủ tục, quy trình tương tự như các thủ tục kiểm tra, thanh tra khác, phù hợp, đồng bộ với các quy định pháp luật, nhằm vừa đảm bảo tiến hành kiểm tra chặt chẽ, vừa tạo điều kiện để DN giải trình, chứng minh.
Trong đó, pháp luật về kiểm tra sau thông quan quy định rõ quyền/nghĩa vụ của cơ quan Hải quan, quyền/nghĩa vụ của DN trong thực hiện kiểm tra sau thông quan. Do đó, cơ quan Hải quan đề nghị DN nêu cao tính chủ động, hợp tác với cơ quan Hải quan, đảm bảo công tác quản lý nội bộ để thực hiện đúng quy định pháp luật, tuân thủ pháp luật về thực hiện chế độ kế toán, tài chính rõ ràng, mạch lạc, khoa học và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật để công tác kiểm tra được thuận lợi, nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của DN.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục rà soát các vấn đề phát sinh để sửa đổi, bổ sung những thủ tục không còn phù hợp. Do đó, cơ quan Hải quan mong muốn DN góp ý và nêu lý do cụ thể về những thủ tục còn gây phức tạp, không cần thiết đối với DN.
Một số DN có hoạt động XNK cho rằng, hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan còn nhiều bất cập trong việc kiểm tra sau thông quan các tờ khai đã được kiểm tra thực tế hay việc xử lý đối với số lượng nguyên phụ liệu chênh lệch giữa số liệu tồn kho của DN và của cơ quan Hải quan không hợp lý.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 1, Điều 77 Luật Hải quan năm 2014 quy định: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan”.
Theo quy định trên thì việc kiểm tra sau thông quan đối với cả các tờ khai đã được kiểm tra thực tế tại khâu trong thông quan là phù hợp. Trong thực tế một số nội dung như mã số HS, trị giá và C/O, việc thực hiện kiểm tra sau thông quan mới đảm bảo tính hiệu quả, đủ cơ sở để xác định sai phạm.
Về nguyên tắc quản lý và theo dõi nguyên phụ liệu thuộc loại hình gia công, sản xuất XK thì số lượng tồn trên hồ sơ khai báo hải quan phải bằng số lượng tồn thực tế tại DN tại cùng một thời điểm chốt số liệu tồn. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra sau thông quan đều thấy có chênh lệch mà trong thời hạn giải trình theo quy định DN không giải trình, chứng minh được nguyên nhân dẫn đến phát sinh chênh lệch.
Với các quy định trên thì việc xử lý thuế (ấn định thuế) đối với số lượng nguyên phụ liệu phát sinh chênh lệch giữa tồn thực tế và tồn trên hồ sơ khai báo hải quan là phù hợp với quy định nêu trên.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động gia công, sản xuất XK, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan phù hợp với thực tế sản xuất, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền biện pháp đối với trường hợp xử lý nêu trên.