您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【mu trận gần nhất】Trường Đại học ngoài công lập đòi bình đẳng 正文

【mu trận gần nhất】Trường Đại học ngoài công lập đòi bình đẳng

时间:2025-01-10 21:46:02 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tại hội nghị được xem như một “hội nghị Diên Hồng” của các trường ĐH ngoài công lập (NCL), rất nhiều mu trận gần nhất

Tại hội nghị được xem như một “hội nghị Diên Hồng” của các trường ĐH ngoài công lập (NCL),ườngĐạihọcngoàicônglậpđòibìnhđẳmu trận gần nhất rất nhiều ý kiến đòi các chính sách của nhà nước phải bình đẳng giữa trường công – tư. Bình đẳng hơn trong các chính sách tiếp cận các nguồn vốn vay tuyển sinh, đào tạo, đấu thầu nghiên cứu khoa học, hỗ trợ đất, thuế…

Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập diễn ra cả ngày 14/4 được xem là "hội nghị Diên Hồng" của 60 trường ĐH NCL

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương băn khoăn, trường ĐH NCL những năm gần đây vì sao khó tuyển sinh, nếu khó tuyển sinh thì có thể đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ được không vì tất cả đều cần tiền. Hầu hết các trường NCL hiện này không có nhà đầu tư mạnh nào mà chúng tôi phải lấy tiền của sinh viên để hoạt động.

Ông Minh cho rằng, hiện nay hệ thống giáo dục ĐH vẫn còn bất cập, không bình đẳng giữa công và tư. “Tại sao trường tư chúng tôi bằng tay không mà cung cấp ngần ấy nhân lực cho xã hội, cho các khu công nghiệp mà nhà nước không mất ngân sách nào. Thế nhưng đến khi xuất hiện một trường ĐH công ra đời thì nhà nước đầu tư ào ào vào đấy và học sinh vào trường công học chứ còn học trường chúng tôi làm gì để tốn tiền. Trường tư chúng tôi cố gắng lấy thương hiệu của mình ra để cạnh tranh lại nhưng vấn đề khó khăn nhất vẫn chính là chính sách tài chính trong giáo dục ĐH không công bằng".

Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) phát biểu ý kiến

Ông Minh đề xuất, nhà nước chỉ nên bao cấp cho những trường công đào tạo lĩnh vực mà các trường tư không làm được ở vùng kinh tế khó khăn nhất. Còn lại trường công hay tư đều phải bình đẳng như nhau.

“Nếu trường công được sử dụng tài sản nhà nước thì phải nộp ngân sách vào, không nên bao cấp cơ sở vật chất nữa. Trường tư đã làm được thì trường công cũng như thế chứ không thể nào chúng tôi phải đóng thuế, nhà nước lại lấy tiền thuế của chúng tôi đầu tư cho trường công là rất vô lý” - ông Minh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) thì cho rằng, không thể phân bì với trường công bởi các trường này đã đóng góp cho chiến lược giáo dục của quốc gia nên hiển nhiên được hỗ trợ và đầu tư. Tuy nhiên, đến nay các trường ĐH NCL cũng đã đóng góp trên 1000 tỷ đồng vào ngân sách và góp phần đào tạo hơn 240.000 sinh viên.

Trong khi đó nếu số sinh viên này học ở trường công thì nhà nước phải hỗ trợ ít nhất là 10 triệu đồng/sinh viên tức tương đương khoảng 240.000 tỷ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy sự đóng góp của các trường NCL về mặt hiệu quả xã hội là vô cùng lớn.

Qua đó, bà Đào kiến nghị Chính phủ phải cân nhắc chính sách đầu tư cho giáo dục chứ không phải để các trường NCL tự bơi trong khi đòi hỏi chất lượng phải thế này, thế kia hay phải đạt chuẩn khu vực. “Chúng tôi đóng ngân sách đó cũng là vinh dự của mình nhưng xin hãy để phần này đầu tư trở lại cho các trường NCL cụ thể ở chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, thư viện và đặc biệt là ký túc xá cho sinh viên”, bà Đào nói.

Đồng thời, ngoài chính sách về đất đai mong Chính phủ hãy chịu một phần trong kinh phí đầu tư cho các trường NCL bằng cách cho vay vốn với lãi suất bằng 0. Bà Đào kiến nghị việc thúc đẩy chiến phát triển các trường NCL thì phải cân đối nguồn lực tài chính, đặc biệt sự phân bổ phối hợp công tư nên nhịp nhàng, tránh chuyện công dẫm lên tư. Qua đó, những thầy giỏi ở các trường công do nhà nước cấp kinh phí đầu tư là tài sản, tài nguyên của quốc gia, sinh viên NCL cũng được thụ hưởng chứ không phải chỉ là giảng dạy ở các trường công.

Ông Phan Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT -Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng đặt vấn đề “tại sao các trường công không đóng góp trong khi trường NCL chúng tôi đóng thuế cả nghìn tỷ đồng. Chúng tôi đề nghị Bộ GD kiến nghị Bộ Tài chính có thể lấy 1000 tỷ đồng đó để tái đầu tư. Chúng tôi cũng góp phần đào tạo nhân lực, nhà nước không chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất” .

Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Duy Tân cho rằng các trường NCL hiện chưa được tự chủ về học thuật

Đồng thời ông Sơn đề nghị cần sớm hoàn thiện các cơ chế, cái gì thay đổi được thì thay đổi ngay để các trường có thể phát triển tốt. Còn đối với các trường cần phân rõ trường nào làm được, trường nào không chứ không thể đánh đồng các trường NCL không làm được gì. Đối với những trường thành lập 23 năm mà vẫn chưa có cơ sở thì cần phải xem xét lại mình chứ không thể đổ thừa cho vấn đề này, vấn về kia trong khi thực tế các trường NCL đã được tự chủ từ lâu.

Trong khi đó, ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nêu ý kiến: “Yêu cầu các trường tự chủ nhưng lâu nay các trường tư đã tự chủ lâu về tài chính, tổ chức nhân sự tuy nhiên chỉ chưa được tự chủ về học thuật”. Ông Cơ kiến nghị cần nghiên cứu lại quy định về mở ngành, giao các Sở GD-ĐT “ôm” để xét là không đủ chuyên môn.

Đối với vấn đề ĐH lợi nhuận và phi lợi nhuận, ông Cơ cũng cho rằng, hiện nay nếu đưa ra vấn đề phi lợi nhuận là chưa phù hợp bởi vì đất nước ta hiện nay chưa có những mạnh thường quân nào có thể bỏ tiền ra để hỗ trợ kinh phí đào tạo không vì lợi nhuận.

“Gần đây, rộ lên các tập đoàn mua trường, động lực môi trường giáo dục ở đó thế nào, đề nghị bộ giám sát các trường thuộc các tập đoàn này. Còn đối với vấn đề phi lợi nhuận thì cần phải có luật kèm theo để những công ty, mạnh thường quân khi đóng tiền vào đầu tư cho trường thì quỹ đó phải dành để xây dựng cơ sở vật chất hay thư viện cho trường để tôn vinh họ”, ông Cơ phát biểu.

Đông đủ lãnh đạo 60 trường ĐH ngoài công lập trong cả nước tham dự hội nghị

Lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo các trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, sau hơn 20 năm ra đời, hệ thống các trường ĐH NCL đã góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, tổng số thuế năm 2016 đóng góp hơn 1000 tỷ đồng. Các trường NCL đã đóng góp tích cực vào công tác giáo dục, nguồn nhân lực cho đất nước. Phải nhìn nhận công tâm vai trò của các nhà đầu tư tâm huyết cho giáo dục.

Theo Bộ trưởng Nhạ, các văn bản quy phạm đã có nhưng chưa vững chắc, chưa tạo cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Đó là trách nhiệm của Bộ trong đề xuất hành lang pháp lý.

Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục rà soát các quy định hiện có dựa trên căn cứ hoạt động thực tế cũng như trên cơ sở tự chủ của các trường để thay đổi những gì chưa hợp lý, điều gì cần phải có trong tương lai… Qua đó, xây dựng các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, chỉnh sửa những vấn đề cần thiết nhằm hướng đến sự phát triển hệ thống một cách bền vững.

Bộ cũng sẽ lưu ý làm rõ mô hình trường phi lợi nhuận để tạo động lực cho các nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hoá, đảm bảo định hướng của nhà trường.

Trong điều chỉnh cơ chế chính sách, Bộ trưởng Nhạ cho biết: “Bộ sẽ tạo bình đẳng để trường công lập và NCL được đầu tư, tiếp cận nguồn lực đầu tư tốt về đất đai, thuế, học bổng cho sinh viên, nguồn lực giảng viên. Vấn đề nào thuộc thẩm quyền Bộ GD sẽ giải quyết nếu vượt thì Bộ sẽ kiến nghị các cơ quan liên quan phối hợp giải quyết”.

Trước ý kiến của các trường mong muốn được tự chủ trong việc mở ngành cũng như trong học thuật, ông Nhạ cho biết kiến nghị của các trường sẽ được chấp thuận, được chủ động về mở ngành, liên kết đào tạo nhưng phải kèm theo công tác hậu kiểm.

Bên cạnh đó, ông Nhạ khẳng định dù cơ chế tốt đến mấy mà các trường không tự thân thì sẽ rất khó. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các trường phải rà soát lại, đối chiếu với cam kết ban đầu, có kế hoạch cụ thể để thực hiện đúng cam kết khi thành lập. Bộ sẽ tăng cường thanh tra nếu trường nào không thực hiện như cam kết sẽ xem xét dừng hoạt động.

Ông Nhạ cũng đề nghị các trường phải chú ý đến điều kiện đảm bảo chất lượng trong đó gồm cơ sở vật chất, những trường không đáp ứng được yêu cầu có thể tính đến phương án sáp nhập và đóng cửa.

Theo Dân trí