【đội hình fenerbahçe gặp sivasspor】“Bàn tay vàng” phẫu thuật tim

时间:2025-01-25 18:30:19 来源:Empire777

Được giới chuyên môn nể phục bởi lòng đam mê công việc với tần suất 3 ca mổ tim mỗi ngày,ẫuthuậđội hình fenerbahçe gặp sivasspor bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TPHCM, còn được bệnh nhân gọi với cái tên trìu mến: “bàn tay vàng”, “bác sĩ mổ mát tay”.

Bác sĩ Nguyễn Thái An thăm hỏi sức khỏe một bệnh nhân người Campuchia. Ảnh: NVCC

Trọn đời với nghề

Đam mê chuyên ngành phẫu thuật, từ năm 4 đại học, sinh viên Nguyễn Thái An đã tham gia nhiều ca mổ tim cùng các thầy. Đến nay, trải qua 20 năm hành nghề, trung bình mỗi ngày bác sĩ An mổ từ 1 - 3 ca bệnh, thậm chí có ngày đến 4 ca, trong khi mỗi ca mổ tim thường kéo dài 5 - 6 giờ liền. Tính ra, hầu hết thời gian của mình bác sĩ An đều dành cho phòng mổ. Ngoài ra, với vai trò trưởng khoa, bác sĩ An còn sử dụng cả thời gian nghỉ thì mới có thể quán xuyến hết công việc chuyên môn và công tác quản lý. Không những thế, ông rất tận tình hướng dẫn các bác sĩ trẻ trong khoa nâng cao tay nghề. Bác sĩ An ví von: “Một ca mổ giống như chơi trận bóng đá, nếu như trên sân cỏ có đội bóng thì phòng mổ có ê kíp mổ. Nếu muốn thắng đòi hỏi đội bóng phải liên kết, phối hợp nhịp nhàng, kỹ thuật của mỗi cá nhân phải tốt. Ca mổ cũng vậy, không phải riêng tôi mà cả ê kíp cùng nhau hợp sức nhịp nhàng. Mỗi người có sở trường, kỹ thuật riêng, quan điểm riêng nên dễ dẫn đến mỗi người một ý, vì vậy phải làm sao thống nhất, hướng mọi người cùng hợp tác mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân”.

Đảm nhiệm nhiều trọng trách, nắm giữ tính mạng của bệnh nhân nên ông luôn tự nhủ rằng phải “vượt qua chính mình” trong từng ca mổ. Lúc nào bác sĩ An cũng túc trực vì BV Chợ Rẫy là BV tuyến cuối, luôn quá tải bệnh nhân và cần xử lý gấp. Hầu như phần lớn thời gian ông đều dành cho bệnh viện và công việc, ít có thời gian cho riêng mình. Đến với nghề bằng đam mê nên ngay những ngày được nghỉ phép, bác sĩ An vẫn tranh thủ đọc sách mới về y học để nâng cao kiến thức, tránh để bản thân tụt hậu. Các đồng nghiệp thường nói đùa bác sĩ An về nhà là “bị chó cắn, vì ít về nhà nên chó thấy lạ!”. Ngẫm cũng đúng, ngay cả lễ tết, bác sĩ An cũng không được nghỉ ngơi. “Khi có ca mổ gấp thì tôi cũng phải chạy vô BV, như tết năm rồi, gần giao thừa thì BV gọi điện kêu vô mổ vì có ca đột xuất. Vậy là tôi tất bật đón giao thừa trong phòng mổ và chào năm mới cùng bệnh nhân trong bệnh viện”, bác sĩ An vui vẻ kể.

Hồi sinh nhiều trái tim lỡ nhịp

Người trong ngành nể phục bác sĩ An vì chuyên môn cao, trách nhiệm lớn. Còn bệnh nhân thường gọi ông là “bác sĩ mát tay” vì hầu hết các ca khó, bệnh nhân đều tìm đến ông. Kể cả ca bệnh khó từ nước ngoài đến điều trị tại BV Chợ Rẫy đều được bác sĩ An trực tiếp khám, đảm nhiệm phẫu thuật và điều trị thành công. Điển hình, vào năm 2014, bác sĩ An cùng đồng nghiệp điều trị thành công ca mắc bệnh tim cho bệnh nhân người Nhật. Bệnh nhân là một chuyên gia, 58 tuổi, bị bóc tách động mạch chủ, động mạch chủ trái còn có dấu hiệu tràn dịch và đau ngực liên tục, đã được các bác sĩ điều trị giúp bệnh nhân khỏe lại. Giữa năm 2017, bác sĩ An cũng cứu sống thành công bệnh nhân là một bác sĩ trẻ người Campuchia. Bệnh nhân này bị hở van động mạch chủ, áp xe gốc động mạch chủ kèm theo tiền sử bị nhồi máu não, vì vậy có thể tử vong bất cứ lúc nào vì sốc nhiễm trùng. May mắn, sau hơn 20 ngày điều trị và phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng.

Với những kết quả đó, năm nào bác sĩ An cũng được bình bầu là chiến sĩ thi đua của BV. Ông còn vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba và đáng nhớ nhất, năm 2016, bác sĩ An được nhận giải thưởng Thầy thuốc ưu tú của Chủ tịch nước trao tặng. Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình, những tưởng câu trả lời sẽ là cứu sống được bệnh nhân trong ca mổ khó nhất. Nhưng không, “Mổ cho bệnh nhân mà họ khỏi bệnh và mang ơn thì tôi thấy vui thôi, nhưng rồi theo thời gian cũng hết! Điều tôi nhớ nhất đều là chuyện tôi làm chưa tốt, đó là những “dấu trừ” dành cho tôi và tôi luôn ghi nhớ để tạo động lực cho mình phải phấn đấu hơn nữa. Luôn luôn trân trọng từng ca mổ, không được sơ suất dù chỉ một giây - bởi sinh, tử của bệnh nhân đang trong tay mình”, bác sĩ An trầm tư. Ông trăn trở và nói như nhắc nhở chính mình: “Một ca bệnh nặng sẽ tốn nhiều tiền, nếu mổ không thành công khiến người ta vừa mất tài sản vừa mất đi người thân của mình thì ta nên làm gì?”. Ông hỏi rồi cười nhẹ và nói: “Vậy thì bắt buộc người bác sĩ đó phải thật giỏi”.

Nói về bác sĩ An - vừa là đồng nghiệp vừa là người thầy của mình, bác sĩ Nguyễn Thành Luân (Khoa Hồi sức phẫu thuật tim, BV Chợ Rẫy) bày tỏ, bác sĩ An rất giỏi, được đồng nghiệp nể trọng. Bác sĩ An vẫn luôn học tập để nâng cao chuyên môn và triển khai, phát triển nhiều kỹ thuật mới, tiêu biểu nhất là kỹ thuật ghép tim, phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu… Không những thế, bác sĩ An còn dành cả thời gian nghỉ ngơi của mình để phẫu thuật đem lại sức khỏe cho bệnh nhân. “Tôi luôn thấy có nguồn năng lượng tràn đầy từ anh ấy và luôn nể anh về trí tuệ, sức dẻo dai”, bác sĩ Nguyễn Thành Luân cảm phục.

Vị bác sĩ trưởng khoa đam mê mổ tim này còn là cầu nối để tìm nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm, giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đam mê và sống trọn với cái “nghiệp” của chính mình, đó là những gì bác sĩ An đã làm trong suốt 20 năm qua. Giờ đây, các bác sĩ trẻ vẫn luôn nhìn thấy ở vị bác sĩ ngoại khoa tim dù mái tóc đã hoa râm, nhưng vẫn thừa năng lượng “chiến đấu” với từng ca mổ cam go.

Theo KIM HUYỀN – SGGP Online

推荐内容