Thưa quý vị đại biểu,ờiđềnghịcủaThủtướngdànhchocộngđồngdoanhnghiệsách bright 11 các đại diện của các thành phần kinh tế, Thưa đồng bào, đồng chí, Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, tôi xin chào mừng quý vị đến dự Hội nghị quan trọng này. Như quý vị đã biết, đã có một Việt Nam hào khí vào những thời khắc này của cách đây hàng chục năm. Người dân Việt Nam khi ấy đã sống trong không khí hân hoan của những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc như Chiến thắng Mùa Xuân 30/4, Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. và chúng ta vừa đi qua ngày Hội của những người lao động khắp thế giới 1/5, đặc biệt ngày hôm nay 9/5- Hồng quân Liên Xô đã hoàn toàn chiến thắng Phát xít Đức. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ và Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Người từng nói: “Chúng ta có quyết tâm, chúng ta nhất định khôi phục được kinh tế, nâng cao được đời sống của toàn dân” Lời động viên của Người là một tài sản vô giá, như lời hiệu triệu đã tạo động lực cho nhân dân Miền Bắc khôi phục và tăng gia sản xuất, làm tốt vai trò hậu phương cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Cũng tháng 5, vào ngày 19 của cách đây đúng 130 năm, non sông Việt Nam đã sinh ra Hồ Chí Minh và rồi Người đã làm rạng danh dân tộc Việt Nam ta. Với lẽ đó, nếu như năm 2020 được xem là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước thì Tháng 5 có thể xem một trong những tháng đẹp nhất và có ý nghĩa trong năm ở Việt Nam. Thưa quý vị Đại biểu, Chúng ta đang ở vào thời khắc mang tích bước ngoặc mới của lịch sử do đại dịch mang tên COVID-19 gây ra. Hiếm có một biến cố y tế nào có tác động đến hầu hết các quốc gia và vũng lãnh thổ như đại dịch COVID-19. Nó vượt xa tác động của đại dịch SARS 2002, đại dịch cúm H1N1 (2009) và có thể so sánh với các đại dịch trong lịch sử nhân loại như đại dịch hạch, cái chết đen, bệnh đậu mùa, đại dịch tả, cúm Tây Ban Nha, đại dịch sởi, v.v… Về mặt y tế: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên hành tinh này. Đến thời điểm hiện nay đã có gần 4 triệu người nhiễm bệnh ở hơn 210 quốc gia/vùng lãnh thổ, gần 300 nghìn người chết. Trên phương diện kinh tế, khủng hoảng y tế đã tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, từ phía cung đến phía cầu, từ thị trường tài chính đến nền kinh tế thực, từ sản xuất đến tiêu dùng, từ công nghiệp đến dịch vụ, từ hàng không đến du lịch, từ nội thương đến ngoại thương, từ các ngành thâm dụng lao động cho đến thâm dụng công nghệ, từ dầu mỏ đến ô tô, từ các nước đang phát triển đến quốc gia phát triển, bất kể quy mô kinh tế nhỏ hay lớn đều không tránh khỏi tác động. Tuy nhiên, như bao biến cố lớn lịch sử, cuối cùng loài người cũng sẽ chiến thắng mặc dù có thể có nhiều tổn thất và mất mát, thậm chí có những người đã không thể vượt qua. Vậy ai sẽ là người sống sót? Trong lĩnh vực sinh học, Cha đẻ thuyết tiến hóa Darwin từng nói: “Không phải loài mạnh nhất hay thông minh nhất mà loài có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ sống sót”. Trong lĩnh vực xã hội, có thể tạm nói rằng những doanh nghiệp, những Hợp tác xã, những hộ cá thế có thể tham dự sự kiện hôm nay là những Cơ sở sản xuất kinh doanh có năng lực cạnh tranh thích nghi tốt nhất. Trong khi chúng ta vui vì điều này thì chúng ta cũng rất tiếc khi đã có những doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc phá sản thời gian qua.[1] Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ 3% là rời thị trường, còn lại 97% đang chờ cầu đề hoạt động trở lại. TPHCM quý I tăng 1,03% GDP chứ không phải 0,42% như đã công bố. TP. Hà Nội GDP quý I là 3,5% còn ở Hải Phòng tăng đến 14,9%. Thưa quý vị, Tác động của đại dịch lên kinh tế thật to lớn. Theo tổ chức Oxfam: “Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra có sức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.” Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm nay, đánh dấu một cuộc suy thoái sâu nhất kể từ Đại suy thoái của những năm 1930 (Lưu ý, năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của thế giới cũng chỉ giảm 1,68%). Trong khi đó, Mỹ tăng trưởng âm 5,9%, khu vực Euro âm 7,5%. Kinh tế Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên trong gần ba thập kỷ, khi tăng trưởng âm 6,8% trong quý 1 so với cùng kỳ. Các nền kinh tế ASEAN-5 dự báo cũng tăng trưởng âm 0,6% trong năm nay. Riêng với Việt Nam, cuối tháng 3, Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay. Quý I vừa qua chúng ta đạt tăng trưởng 3,82%, mặc dù mức thấp nhất của Quý I trong hơn 10 năm gần đây, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng khá cao so với bối cảnh chung của thế giới. Nhận định của WB cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được nền tảng khá tốt, ở mức cao nhất trong khu vực ASEAN và Châu Á. Trong số các nước ASEAN 5, Việt Nam là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất. Trước thách thức đó, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược “mục tiêu kép”, một mặt vừa phòng chống dịch, mặt khác vẫn đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế tối thiểu đi kèm với các cải cách thể chế và cơ cấu để ngọn lửa tăng trưởng vẫn phải cháy và có thể sớm bùng lên trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Trên phương diện y tế: Mô hình chống dịch của Việt Nam được nhiều nước và tổ chức quốc tế như WHO đánh giá cao. Đến nay, sau hơn 23 ngày, Việt Nam không có ca nhiễm mới (trừ người nhập cảnh vào Việt Nam đã được cách ly) và cũng chưa có người chết. Tại sao chúng ta có thể thành công như vậy? Trước hết đó là do dân tộc ta đã có sẵn chất đề kháng của tinh thần đoàn kết, tiếp đó là tính kỷ luật và tuân thủ của người dân. Điều này cho thấy một chân lý, đó là nếu mỗi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích nhỏ của mình thì tất cả đều được lợi, mặt khác Đảng, Nhà nước chúng ta đã có quyết sách đúng, quyết liệt, kịp thời và đồng bộ. Chúng ta không được chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng vì chúng ta đã kiểm soát được Covid-19 rồi. Trên phương diện kinh tế: Mặc dù phải tuân thủ các lệnh giãn cách xã hội và sự gián đoạn nguồn cung do tình trạng đóng cửa thị trường ở nhiều nước nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân đạt được của các nước phát triển ngay trong thời kỳ thuận lợi. Trong khi nhiều nước phát triển đang chịu gánh nặng tài chính lớn thì Việt Nam đã tích lũy được nguồn lực nhờ những năm tăng trưởng thuận lợi gần đây. Điều này cho thấy Việt Nam không phải quá phụ thuộc vào thị trường thế giới như nhiều ý kiến, đồng thời chứng minh rằng năng lực nội sinh của kinh tế Việt Nam, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn. Tôi xin lấy ví dụ: Như chúng ta đã thấy, trong bối cảnh khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp duy trì tính bền vững, thậm chí tăng trưởng tăng cao; thị trường chứng khoán nhìn chung đi xuống nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu tăng trưởng hoặc duy trì giá trị. Tại sao? Đó là vì các doanh nghiệp ấy hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi, luôn hướng đến các giá trị đích thực, vì lợi ích con người, lấy con người làm trung tâm chứ không phải theo đuổi các giá trị ảo. Những doanh nghiệp như vậy sẽ không bao giờ thất bại. Thưa quý vị, Để góp phần giảm nhẹ các tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế và đời sống người dân, thời gian qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo và chính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn. Mới đây Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu “Chống dịch nhưng nhiệm vụ lớn nhất là sản xuất phải phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm.” Tôi cũng từng nói, khi các lệnh giãn cách được nới lỏng, dịch bệnh qua đi, các nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế sẽ như chiếc lò xo bị nén lại và giờ là lúc sẵn sàng để bung ra. Với tinh thần đó, Thủ tướng đã chỉ đạo cả hệ thống phải tập trung hơn nữa việc khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%. Muốn như vậy, chúng ta phải tập trung vào 5 mũi giáp công: (1) thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, trước hết là đầu tư tư nhân, (2) thu hút FDI, (3) đẩy mạnh xuất khẩu, (4) thúc đẩy đầu tư công, (4) khuyến khích tiêu dùng nội địa. Để cụ thế hóa chiến thuật đó, Hội nghị hôm nay được tổ chức nhưng trong một bối cảnh, điều kiện và yêu cầu rất khác so với nhiều hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp từng được tổ chức trước đây. Tôi xin nêu mong muốn: Hội nghị hôm nay phải thể hiện được tinh thần yêu nước, mà yêu nước thì phải hành động, mà hành động thì phải quyết liệt; phải có quyết tâm mạnh mẽ trong điều kiện mới; như lò xo bị nén lại, giờ bật lên để phát triển.Việt Nam chúng ta, doanh nghiệp ở đất nước Việt Nam cần đóng góp vào phát triển hình chữ V chứ không phài là chữ U mà càng không thể là chữ W. Chúng ta thừa nhận rằng Việt Nam còn nhiều nút thắt. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng luôn lo nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, Hội nghị này không phải là dịp để bàn lùi, than nghèo, kể khổ; không phải kể lể, than vãn về những khó khăn của doanh nghiệp mà phải nêu được những trở ngại lớn đối với cả ngành, đề xuất ý tưởng, giải pháp để cả ngành, cả đất nước đi lên. Chính phủ sẽ tìm cách thúc đẩy doanh nghiệp tăng năng suất bởi chỉ có tăng năng suất mới là nguồn gốc bền vững của lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó của Hội nghị hôm nay, các ngành ở Trung ương, các địa phương, doanh nghiệp phải dành thời gian phát biểu quý giá của mình để hiến kế, đề xuất với chính phủ.Doanh nghiệp phải chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng luật pháp, thực thi trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh, và hiệu quả. Tôi đặt kỳ vọng: Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, đó là Hội nghị thể hiện sự kết tinh của tinh thần yêu nước của người dân và doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước; một quyết tâm tái cơ cấu, vượt lên trên các yếu kém để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng. Đây là cơ hội để chúng ta không chỉ tạo dựng tinh thần đoàn kết và niềm tin, mà còn cả bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, yêu lao động của chúng ta. Lao động là vinh quang, làm việc để thấy mình có vinh dự và còn có khả năng lao động, đóng góp cho xã hội, quê hương, đất nước. Các doanh nghiệp kể cả hệ thống ngân hàng cùng nhau sẻ chia, cùng nhau hợp tác và quyết tâm cao để đóng góp cho sự phát triển đất nước, phát triển bản thân doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động. Tinh thần này phải được lan tỏa mạnh mẽ và có chiều sâu trong cả hệ thống các cơ quan Nhà nước lẫn doanh nghiệp, người lao động. Hội nghị lần này phải có kết quả cụ thể, không nói suông, nói rồi để đó; phải thể hiện được tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng tốc phát triển và với trách nhiệm đó, ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp và người dân thì trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cấp, ngành rất quan trọng. Đối với bộ ngành: Các bộ ngành phải xắn tay áo vào làm, các địa phương phải tháo gỡ trực tiếp cho doanh nghiệp. Một tinh thần cải cách đổi mới thúc đẩy phát triển trong lúc chúng ta gặp khó khăn cần phải được hun đúc. Một tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; một tinh thần dám đổi mới, kiến tạo phát triển; một tinh thần dựa vào sức mạnh của 100 triệu dân. Chúng ta cần lưu ý trong giải quyết công việc, Không phải quyền anh, quyền tôi lúc này mà chính là vì đất nước, vì dân tộc, vì 100 triệu dân, cần quán triệt để có sự hợp tác thành công. Thủ tướng yêu cầu: Trong phát biểu của các bộ ngành hôm nay phải rõ ràng, chất lượng, trọng tâm, đặc biệt là phải nêu rõ được những hỗ trợ, chính sách nào, giải pháp nào khác và mới mẻ đối với doanh nghiệp thay vì chỉ nói “toàn chuyện biết rồi”. Và đặc biệt là phải quản lý cán bộ công chức, chống lại sự vô cảm, tiêu cực, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với việc chấn chỉnh, quản lý cán bộ, thì phải đẩy manh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ với người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Do đó, Hội nghị này phải nêu được những giải pháp, ý tưởng mới, chẳng hạn nhưvề thị trường, về kết nối chuỗi giá trị, về một chất keo để dán lại các điểm đứt gãy, về lao động, thuế, phí, v.v…, nhất là thủ tục về đất đai. Chúng ta đã có gói “Đùm bọc” hay “San sẻ” 62.000 tỷ đồng rồi, chưa kể giảm giá điện 12 ngàn tỷ đồng, giảm giá viễn thông, internet 15 ngàn tỷ đồng, giảm giá nước sinh hoạt 10 ngàn tỷ đồng; bây giờ là lúc bàn đến chính sách “Tăng tốc” hay chính sách “Đòn bẩy” Chúng ta đã chứng kiến tinh thần “Chống dịch như chống giặt”, giờ đây, tinh thần “Chống trì trệ như chống dịch” cần phải được thúc đẩy.Thủ tướng đã nhiều lần nêu virus trì trệ? Vậy virus trì trệ ở đâu? Đừng nhìn người khác, cơ quan/tổ chức khác, bộ ngành khác, địa phương khác. Virus trì trệ nằm ngay trong chính bản thân chúng ta, tổ chức của chúng ta, địa phương của chúng ta, doanh nghiệp của chúng ta. Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng có 6 lời đề nghị dành cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam: 1-Yêu tổ quốc: Vì làm gì mà không nghĩ đến tổ quốc thì không thể thành doanh nghiệp lớn được. [Yêu tổ quốc cũng có nghĩa là phải thượng tôn pháp luật, phải có tinh thần chia sẻ. Nhân đây, Thủ tướng gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã đồng hành và chia sẻ khó khăn với Chính phủ, nhiều tấm gương chia sẻ, nhân ái thật là cảm động, doanh nghiệp lớn góp nhiều, doanh nghiệp nhỏ góp ít, nhiều hộ cá thể sẵn sáng nhường cơm sẻ áo lúc dịch bệnh] 2-Đoàn kết: Vì mất đoàn kết là tự mình làm yếu mình, cần hợp tác với nhau, chia sẻ cùng nhau. 3-Không nản chí: Vì nản chí là tự mình bỏ cuộc [Môi trường kinh doanh nào cũng có khó khăn và thách thức. Do đó đừng nghĩ không khó khăn, đừng mong dễ dàng, vì dễ dàng thì đã không đến lượt chúng ta] 4-Năng động/quyết đoán: Vì thụ động/lưỡng lự là tự mình đánh mất cơ hội. 5-Sáng tạo:Vì thiếu sáng tạo là tự mình tụt lại phía sau. 6-Có niềm tin: Vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ mình. Thưa quý vị, Tôi xin nhắc lại: Việc dự thảo Chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 để trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt: một tầm nhìn rằng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 có thể sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Dịch bệnh không làm chúng ta thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này. Tôi xin hỏi: Vậy tầm nhìn của doanh nghiệp 2045 thế nào? Doanh nghiệp các bạn sẽ ở đâu vào năm 2045? Kinh tế nhà nước thời gian khó khăn, dịch bệnh đã phát huy vai trò tốt như phân phối, cung cấp điện nước, viễn thông, cung cấp gạo,… Hiện chúng ta đã có các tập đoàn lớn vươn tầm cạnh tranh quốc tế… Hãy nhớ rằng, 25 năm trước thế giới chưa từng nghe đến Facebook (2004), Alibaba (1999), Google (1998)… Mong các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta hãy nghĩ đến khả năng đó; không điều gì là không thể; hãy dám nghĩ lớn, làm lớn; đừng sợ thất bại vì thất bại là mẹ thành công; hãy cứ ước mơ và hành động, biến ước mơ thành hiện thực. Thưa các đồng chí và thưa quý vị đại biểu, Sau thời gian giãn cách xã hội, có lẽ các lãnh đạo doanh nghiệp đã có đủ thời gian quý báu để tư duy lại về con đường phát triển mới doanh nghiệp mình? Thiết nghĩ, đây là cơ hội to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Cơ hội này trước hết dành cho doanh nghiệp trong nước, nhưng nếu chúng ta không biết tận dụng, không nắm bắt được cơ hội đó, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến lấy. Xin nêu 2 thí dụ: Trong 4 tháng đầu năm 2020, cam kết vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 12,3 tỷ USD, mặc dù giảm 15,5% so cùng kỳ, song điều ngạc nhiên là giá trị vốn cam kết đã tăng trở lại trong tháng 4 khoảng 81% so với tháng 3 trước đó và tăng hơn 62% so với tháng 4 năm trước. Tôi đánh giá cao đầu tư vào Việt Nam của các FDI. Riêng tháng 3/2020, có hơn 80 tỷ USD rút khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu và cổ phiếu thị trường mới nổi. Trong gam màu xám đó, Việt Nam xếp hạng 12/66 thị trường mới nổi về độ vững mạnh tài chính. Điều này cho thấy, tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam là vô cùng lớn và luôn bền vững ngay cả trong những thời khắc khó khăn như vừa qua và thị trường chứng khoán ngày hôm qua tăng trưởng tốt, nước ngoài đã mua ròng mạnh mẽ chấm dứt bán ròng liên tục 26 phiên. Tờ Economics đánh giá Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn sau đại dịch với các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, chỉ số đi vay, dự trữ ngoại hối. Còn WB nhận định: kinh tế vĩ mô ổn định, nợ chính phủ xuống thấp, khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối lớn, giảm lãi suất kịp thời,… Đó là kết quả những năm gần đây kinh tế phát triển, các cân đối lớn của nền kinh tế cũng được củng cố và tăng cường ở nước ta. Chúng ta đã ký hàng chục hiệp định thương mại tự do, mở ra không gia chưa từng có trong việc tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi. Có thể nói, làn sóng dịch chuyển chuỗi giá trị hiện nay đang xem Việt Nam như một ô cờ vua trung tâm mà các kỳ thủ nào cũng muốn sớm chiếm lĩnh. Các doanh nghiệp Việt Nam đang cầm quân trắng và có cơ hội đi trước. Các bạn hãy nhanh tay tận dụng cơ hội đó! Thưa quý vị, Chúng ta từng nghĩ rằng với những thành quả KT-XH đạt được trong năm 2019, việc hoàn thành các mục tiêu đặt ra cho năm 2020 cũng như cho cả nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ có những khó khăn. Tuy nhiên, việc gì quá dễ dàng đạt được thì thường kém ý nghĩa. Đến nay, chúng ta hiểu thêm rằng mức độ thành công được xác định không phải bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi những trở ngại chúng ta đã vượt qua. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam. Và như ai đó đã từng nói, khó khăn không phải là thứ sinh ra để đánh bại chúng ta mà để chúng ta đánh bại nó, và như tôi đã nói, tháng 5 là một trong những tháng đẹp nhất trong năm – tháng sinh nhật Bác, tôi xin dẫn bài thơ Tự khuyên mình của Bác như để động viên chúng ta mỗi khi gặp khó khăn: Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân. Thưa các đồng chí và quý vị, Hội nghị hàng triệu người nghe, kịch bản rất chặt chẽ, mong quý vị cho đúng giờ để nhiều người được trình bày trách nhiệm của ngành mình, địa phương mình, của doanh nghiệp mình với Tổ quốc và quyết tâm lan tỏa. Xin chúc sức khỏe và sự thành công của hội nghị. Xin cảm ơn! [1] Theo số liệu thống kê: trong 4 tháng đầu năm có 22,7 nghìn doanh nghiệp giải thể/phá sản, tăng 33,6% so với cùng kỳ. Bộ ngành 'xắn tay áo', địa phương đổi mới để ngọn lửa tăng trưởng bùng lênThủ tướng sáng nay chủ trì hội nghị với DN “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” theo hình thức trực tuyến (93 điểm cầu gồm 63 địa phương, 30 bộ ngành) và trực tiếp qua VTV. |