当前位置:首页 > La liga

【keochinh.con】Nếu được đi cách ly, tôi sẽ viết sách, đánh đàn giải trí cả ngày

{ keywords}
 

1. 'Show' diễn trên ban công

Tối 13/3, đúng 18h (tức nửa đêm giờ Việt Nam), có một cuộc hẹn hò tập thể trên ban công và cửa sổ các căn hộ ở Italia, đất nước đang phong toả toàn bộ và người dân thì được khuyến cáo ở trong nhà.

Họ đã làm gì? Hàng triệu người ra đó hát, chơi các loại nhạc cụ hoặc thậm chí mang xoong nồi ra gõ. Đấy là một trong những cách mà người Ý đang làm lúc này để không chỉ làm cho mình bận rộn, mà còn động viên nhau, thể hiện sự lạc quan, hy vọng và yêu đời trong cảnh dịch Covid-19.

Tại sao lại vào lúc 18h? Bởi vì đó chính là thời điểm mà hàng ngày, Cơ quan Cứu hộ Italia công bố số liệu thống kê về tình hình dịch Covid-19 ở nước này, với con số ca dương tính đang tăng, số ca tử vong và số người được chữa khỏi cũng thế.

Thật là một câu trả lời tuyệt đẹp mang đúng tinh thần 'Cuộc sống tươi đẹp' như trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Roberto Benigni.

Dịch bệnh ư? Chúng tôi có một câu trả lời cho nó. Tại sao phải sợ hãi, phải hoảng loạn và sống một cách tiêu cực, bi quan? Tại sao không thể cùng làm một điều gì đó cho mình và cho mọi người để cùng sống tốt lên?

Thế là cái ban công, nơi hẹn hò lãng mạn của Romeo và Juliet, trở thành một nơi hẹn hò tập thể của tinh thần 'cuộc sống tươi đẹp', trong hoàn cảnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao đều bị ngừng lại.

Hàng triệu người, từ Bắc xuống Nam nước Ý đã hẹn hò như thế hôm qua, và chắc chắn cả những ngày tiếp theo nữa.

{ keywords}
 

Có những người thổi kèn trompet bài Quốc ca Italia, dù ông mới chỉ học thổi bài này cách đây mấy tháng, và hàng xóm cùng hát theo khi ông thổi. Có những cô gái chơi đàn armonica, người đánh guitar, thậm chí nhiều ca sĩ nổi tiếng như Fedez, Chiara và Sangiorgi (của ban nhạc nổi tiếng Negramaro) cũng ra ban công hát và bắt nhịp cho cả khu chung cư hát theo.

Fans của đội Roma thì lên gác thượng chung cư và hát vang bài 'Grazie Roma'. Rất nhiều người cùng làm như thế và họ hẹn nhau lúc 12h trưa ngày hôm nay (18h giờ Việt Nam), tất cả cùng ra ban công vỗ tay để động viên nhau, để ủng hộ các bác sĩ và cuộc chiến chống dịch của chính phủ.

Tất cả bắt đầu từ một lời kêu gọi của ban nhạc FanfaRoma ở thủ đô Roma. 'Mọi người ơi, hãy mở cửa sổ ra, hãy chụp ảnh và post video lên mạng xã hội... Như thế, đất nước chúng ta sẽ trở thành một ‘show âm nhạc miễn phí khổng lồ".

Thị trưởng Roma Virginia Raggi cũng vào Facebook của ban nhạc và ủng hộ ý tưởng: 'Chúng ta hãy hát cùng với nhau, hãy cho mọi người thấy, chúng ta là một cộng đồng mà không gì có thể làm tổn thương được'.

Ở nhiều nơi, họ hát những bài kinh điển như 'Volare' (hãy bay lên), 'Il cielo è sempre più blu' (Trời mãi xanh màu thiên thanh). Hôm qua, trước khi màn flashmob kết thúc, ở một khu chung cư ngoại ô Milano, tất cả đồng thanh 10 lần 'Milano sẽ trở lại'.

Nước Ý vẫn sống mạnh mẽ trên những ban công như thế. Khẩu hiệu được chia sẻ nhiều nhất, đầy lạc quan là 'Andrà tutto bene' (Rồi sẽ ổn cả thôi!).

{ keywords}
 

2. Nói 'Không' với 'Fake News'

Mọi người yêu quý, trong thời gian qua, có một con virus kinh khủng đã lan tràn trong đời sống của chúng ta, vào tận giường ngủ của các vợ chồng, bữa cơm của các gia đình, cuộc nói chuyện của bạn bè... và gây ra sự căng thẳng, lo sợ, thậm chí hoảng loạn. Đó là ‘fake news’ (tin giả) mùa dịch bệnh. 

Những tin tức theo kiểu 'nghe nói là', 'ở chỗ này căng lắm', 'toang rồi', 'ở chỗ này có người này như này, ở phố kia có người như thế kia'... được tung lên mà không có bất cứ sự kiểm chứng và nguồn chính thống nào xác nhận. Mục đích hoặc để câu view, hoặc để gieo rắc nỗi sợ hãi, thậm chí bán hàng online.

Nó trở thành một thứ virus có sức tàn phá ghê gớm đối với tinh thần của mỗi người chúng ta, biến chúng ta thành một dạng virus bi quan, chán nản, hoảng sợ lây lan sang thêm những người khác nữa.

Làm thế nào để chống lại nó, làm thế nào để chúng ta khoẻ mạnh về thể xác và tinh thần để sống tốt, mà như thế mới chống được cả ‘fake news’ lẫn virus corona lây lan?

Tất cả phụ thuộc vào mỗi người trong chúng ta. Tôi chụp tấm ảnh này và hy vọng mọi người, nếu quan tâm, nếu thấy có ích, có thể cùng tham gia để nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc chống cả dịch virus corona lẫn dịch fake news, cùng với hashtag #noikhongvoifakenews.

Ai cũng có thể làm điều này, hoặc chụp ảnh như thế này, hoặc thể hiện theo cách khác là kêu gọi mọi người không cổ vũ cho việc chia sẻ lên không gian mạng các thông tin gây hoang mang dư luận.

Chúng ta chỉ chia sẻ các nguồn tin chính thống, như từ Bộ Y tế và các cơ quan thông tin có uy tín của Việt Nam. Hãy đọc kĩ, suy nghĩ thật kĩ trước khi bấm nút like hoặc share những thông tin không có nguồn gốc rõ ràng và không đáng tin cậy.

Tôi khẩn thiết kêu gọi cả những người có ảnh hưởng trong xã hội, các KOL, các diễn viên, nghệ sĩ, các cầu thủ nổi tiếng, các doanh nhân thành đạt hãy dành một chút thời gian cùng tham gia công tác chống dịch này. Hãy cùng thể hiện trách nhiệm của các bạn với cộng đồng, góp sức vào việc nâng cao sức khoẻ tinh thần của người Việt trên mạng xã hội. Và hãy cho hàng triệu fans, những người theo dõi các bạn trên Facebook hay fanpage của mình thấy bạn thực sự muốn nâng cao sức khoẻ cộng đồng. 

{ keywords}
Nhà báo Trương Anh Ngọc kêu gọi cộng đồng chung tay chống Covid-19.

3. Chúng ta sẽ làm gì nếu một ngày được đi cách ly?

Đó là chủ đề ‘chat’ sáng nay của mình với mấy ông bạn thân. Và một cách rất nghiêm túc, ông nào cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tích cực, rằng chúng ta trước kia là nạn nhân dự bị của tai nạn giao thông thì nay đã là nạn nhân dự bị của virus corona rồi, vì ai biết chuyện gì có thể xảy ra.

Ông bạn bác sĩ: 'Được đi cách li không phải là đi tù, chỉ là một giải pháp tốt để đề phòng và kiểm soát dịch bệnh, nên không có gì phải lo, phải khóc, phải sợ hãi. Vào đó, tôi sẽ đánh đàn giải trí cả ngày'.

Ông bạn có một kho rượu vang ở nhà: 'Gì cũng được, nhưng ở đó tôi phải vác theo một thùng vang ngon để uống. Chưa kể, vào đó cũng tốt, vì trong hai tuần đỡ phải nhìn mặt lão sếp tôi ghét cay ghét đắng'.

Đứa em là ca sĩ: 'Em sẽ hát cho cả trại cách li nghe các anh ạ. Mình đi cách li nhưng mình không được phép buồn. Em sẽ tập mấy bài em định biểu diễn sắp tới. Hy vọng mọi người trong đó không cảm thấy ngứa tai quá mà đánh em. Còn anh Ngọc sẽ làm gì?'.

Mình: 'Anh sẽ ‘livestream’ bình luận tình hình bóng đá, rồi mô tả cuộc sống trong khu cách ly thế nào bằng cách chụp ảnh đời sống trong đó để mọi người thấy là vào đó chẳng buồn chán tí nào. Chưa kể, tôi sẽ có hai tuần để hoàn thiện một dự án sách. Bận rộn đấy chứ nhỉ?'.

Bọn mình còn ‘chat’ nhiều nữa, và ông nào cũng thật vui vẻ. Đời phải vậy chứ, trong mọi hoàn cảnh, mình vẫn cứ phải là mình, sống khoẻ, sống vui. Ai bảo đi cách li là buồn?

Hội chứng bệnh nhân thứ 17

Hội chứng bệnh nhân thứ 17

 Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam nên đưa hiện tượng tâm lý này vào làm đối tượng nghiên cứu. Vì nó, hội chứng này, thực sự đã làm thay đổi cả Hà Nội trong suốt tuần qua…  

分享到: