TheĐạigiaHàThànhtạochứngkhoánảolừađảohàngtrămtỷđồsoi keo hà lano cáo buộc, thông qua các hợp đồng đầu tư chứng khoán niêm yết số 15 và 16, ông Phan Huy Chí (cựu Chủ tịch HĐQT kiểm TGĐ Công ty cổ phần chứng khoán SMES) và Phạm Minh Tuấn (cựu TGĐ) đã chiếm đoạt của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) hơn 107 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xác định, toàn bộ số chứng khoán do ông Chí và Tuấn ký bổ sung, xác nhận kiêm phong tỏa theo từng phụ lục hợp đồng gửi cho PVI không có thật, là chứng khoán ảo.
Khi đến hạn tất toán hợp đồng số 15,16, PVI đã có nhiều văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ và yêu cầu SMES thực hiện nghĩa vụ bán số chứng khoán hợp tác đầu tư của các khách hàng, trích tiền bán chứng khoán vào tài khoản PVI theo nội dung điều khoản hợp đồng đã ký.
Do không có tiền thanh toán trả PVI và để PVI không phát hiện hành vi lừa đảo để tiếp tục cho kéo dài thời hạn trả nợ, ông Phan Huy Chí đại diện SMES đã ký nhiều băn bản gửi PVI với nội dung không có thực về việc SMES tiếp tục phong tỏa chặt chẽ số chứng khoán hợp tác trong các hợp đồng tại tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng...
Trên thực tế, khách hàng là giả tạo, không có thật. Toàn bộ số chứng khoán được sử dụng hợp tác đầu tư với PVI là chứng khoán khống.
Trước khi vụ án được khởi tố, ông Chí đã trả cho PVI hơn 65 tỷ đồng.
Vẫn theo cáo trạng, ông Phạm Minh Tuấn đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, tạo dựng khách hàng mang tên Bùi Thị Thu Hiền; tạo dựng xác nhận các mã chứng khoán không có thật đưa vào hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán số 95 với Habubank, chiếm đoạt 70 tỷ đồng của ngân hàng này.
Sau đó, để che giấu hành vi gian dối ở hợp đồng số 95, ông Tuấn cùng Nguyễn Thành Nam (cựu Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán SMES, chi nhánh TP HCM) tiếp tục thực hiện hành vi gian dối, ký kết hợp đồng số 36 để Habubank tin tưởng giải ngân 80 tỷ đồng để ông Tuấn dùng hơn 70 tỷ đồng (tiền gốc và lãi) tất toán hợp đồng số 95 ngày 23/9/2010.
Như vậy, ông Tuấn đã thông qua hai hợp đồng để thực hiện hành vi lừa đảo tài sản của Habubank 80 tỷ đồng, trong đó có 70 tỷ đồng ở hợp đồng số 95 và 10 tỷ đồng ở hợp đồng số 36.
Cáo trạng xác định, bị cáo Nam giúp ông Tuấn chiếm đoạt 10 tỷ đồng của Habubank tại hợp đồng số 36. Bản thân Nam chiếm hưởng 7 tỷ đồng.
Số tiền 70 tỷ đồng đã được trả lại cho Habubank. Trước khi bị khởi tố, ông Tuấn đã khắc phục hơn 8,3 tỷ đồng. Số tiền hơn 71 tỷ đồng ông Tuấn và đồng phạm có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Habubank.
Lời khai bất nhất
Theo cáo buộc, do ông Tuấn biết PVFI có khoảng 200 tỷ đồng hợp tác chứng khoán niêm yết nên đã báo cáo ông Phan Huy Chí và được ông Chí đồng ý huy động vốn thông qua hợp đồng hợp tác chứng khoán.
Sau đó ông Tuấn giao người tạo dựng bộ hồ sơ hợp tác chứng khoán và nhập chứng khoán khống để làm hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết giữa PVFI với SMES và 6 cá nhân mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại SMES.
Tại CQĐT, ông Tuấn khai, đã mượn chứng minh nhân dân của người chị vợ bị khuyết tật bẩm sinh câm điếc, ký giả chữ ký của chị để mở tài khoản tại SMES và ngân hàng VPBank Chi nhánh Đông Đô. Ông Tuấn còn ký giả chữ ký của vợ để mua 2 triệu cổ phiếu đứng tên chị.
Đối với vụ việc này, ông Chí không thừa nhận được ông Tuấn bàn bạc tạo chứng khoán khống. Các hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết tại PVFI chỉ là hình thức, thực chất đơn vị này cho SMES vay tiền.
Tuy nhiên cáo trạng cho rằng, đây là các hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết. Việc ông Chí cho rằng các hợp đồng này là hợp đồng cho vay tiền là không có căn cứ.
Theo cáo buộc, đủ cơ sở xác định, ông Chí, Tuấn cùng đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi gian dối, tạo dựng các tài liệu giả mạo để ký kết 6 hợp đồng chiếm đoạt của PVFI hơn 111 tỷ đồng.
Hiện còn dư nợ hơn 109 tỷ đồng tiền gốc và hơn 32 tỷ đồng tiền lãi phát sinh 6 hợp đồng tính đến ngày 31/7/2012, không có khả năng thu hồi.
T.Nhung