【liver vs bou】Bám trụ Hà Nội nhờ trợ cấp, vợ chồng thất nghiệp chờ qua giãn cách

Cúp C1 2025-01-25 20:39:40 7

Vợ chồng chị Hoa ở Lĩnh Nam,ámtrụHàNộinhờtrợcấpvợchồngthấtnghiệpchờquagiãncáliver vs bou Hoàng Mai, Hà Nội cùng làm công nhân trong một xưởng sản xuất đồ nhựa với tổng thu nhập 17 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị vẫn đang phải thuê trọ, có một bé trai 3 tuổi gửi ông bà nội ở quê chăm sóc giúp.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 5, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xưởng nhựa không kinh doanh được, phải tạm thời cho nhân viên nghỉ việc không lương. Cuộc sống của vợ chồng chị Hoa gặp rất nhiều khó khăn.

“Khi công ty đóng cửa, vợ chồng mình vẫn cố thủ ở thành phố tìm việc khác. Chồng mình chạy xe ôm, mình xin làm giúp việc theo giờ, tuy thu nhập không đảm bảo như làm công ty nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống. Tới cuối tháng 7, Hà Nội thực hiện giãn cách toàn xã hội, cả mình và chồng đều phải nghỉ việc ở nhà, không có bất cứ khoản thu nhập nào”, chị Hoa chia sẻ.

{ keywords}
Để giản tiện chi phí, bữa sáng vợ chồng chị Hoa rang cơm với trứng hoặc úp mì tôm, cắm cơm nóng ăn với thức ăn thừa từ bữa trước

Chị Hoa kể, ở lại Thủ đô mà không có bất cứ một khoản thu nhập nào, anh chị rất lo lắng, hoang mang. Cũng may, chủ nhà trọ thông cảm với hoàn cảnh của anh chị nên đã giảm 70% tiền thuê nhà. Tính ra mỗi tháng, anh chị chỉ phải đóng 500.000 tiền phòng, điện nước họ cũng miễn phí.

Vợ chồng chị Hoa còn thuộc đối tượng ưu tiên được hưởng trợ cấp do dịch Covid-19, mỗi người được nhận 1,5 triệu đồng/tháng nên khó khăn trước mắt tạm thời được giải quyết.

“Khoản trợ cấp 3 triệu đồng/tháng như phao cứu sinh với vợ chồng mình mùa Covid-19. Xác định đây là nguồn tiền duy nhất nên cả hai phải lên kế hoạch, chia cụ thể từng khoản chi sao cho vừa đủ", chị Hoa kể lại.

Do đó, 3 triệu đồng từ tiền trợ cấp Covid-19 được chị Hoa chia thành các khoản chi như sau:

Tiền nhà trọ: 500.000 đồng

Tiền ăn: 1,8 triệu đồng

Các khoản phát sinh còn lại: 700.000 đồng.

Chị Hoa cho hay, tiền nhà là khoản cố định nên nhận trợ cấp về là chị gửi chủ nhà luôn, tránh tiêu vào. Còn các khoản phát sinh, chị chi tiêu thật hạn chế. Riêng tiền ăn, chị Hoa phải cân đối chặt từng ngày, tránh tiêu âm vào khoản khác.

Chị Hoa nói: “Mình dành 1,8 triệu tiền ăn một tháng, tương đương 60.000 đồng một ngày. Trong đó gạo mình được bố mẹ dưới quê gửi lên, còn lại chỉ lo thức ăn. Bữa sáng 10.000 đồng, hai bữa chính 50.000 đồng".

Để giản tiện chi phí, bữa sáng vợ chồng chị rang cơm với trứng hoặc úp mì tôm, cắm cơm nóng ăn với thức ăn còn thừa lại từ bữa trước.

Với 50.000 đồng mua thức ăn cho hai bữa, mới đầu nghe có vẻ ít nhưng nếu biết cách chi tiêu thì hoàn toàn có thể.

Cụ thể, từ hôm giãn cách xã hội, khu vợ chồng chị ở phát phiếu cho người dân đi chợ một tuần hai lần, nhưng một tuần hoặc chục ngày chị mới đi chợ một lần. Để mua được thực phẩm rẻ, chị Hoa chấp nhận đi xa, ra tận chợ đầu mối, cũng chỉ mua mấy loại thực phẩm chính là cá, thịt, trứng, đậu, lạc. Từ đó, chị chế biến thành nhiều món khác nhau.

{ keywords}
Từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, chị Hoa còn nhận làm muối vừng, giò xào bán cho người quen nên cũng có thêm một khoản thu nhập đáng kể

“Chỉ có hai vợ chồng, mình nấu nướng đơn giản. Chẳng hạn, 3 bìa đậu giá 6.000 đồng kho với 2 lạng thịt ba chỉ 25.000 đồng là đủ ăn hai bữa trong ngày. Hoặc hai quả mướp đắng 6.000 đồng xào cùng 2 quả trứng gà giá 7.000 đồng cùng bát canh rau là đủ bữa trưa, bữa tối mình luộc khoảng 2,5 lạng thịt ăn với rau xào. Hay, mình mua một con cá rô phi 1kg giá 45.000 đồng, một nửa rán ăn bữa trưa, một nửa sốt cà chua ăn bữa tối. Cứ như thế, một ngày 60.000 tiền thức ăn cho hai vợ chồng là thoải mái”, chị Hoa kể.

Với cách chi tiêu như vậy, chị Hoa cho hay vợ chồng chị hoàn toàn có thể sống tằn tiện được nhờ 3 triệu đồng trợ cấp của Nhà nước. Chưa kể, từ hôm nghỉ việc ở nhà, chị còn nhận làm muối vừng, giò xào bán cho người quen nên cũng có thêm một khoản thu nhập.

“Thời gian còn đi giúp việc theo giờ, mình hay làm muối lạc với giò xào cho chủ nhà. Sau khi mình nghỉ, họ thích ăn hai món này gọi điện đặt mình gói. Tiện mình nhờ họ quảng cáo thêm với bạn bè, nhất là những người sống ở chung cư. Nhờ vậy, họ giới thiệu đặt mua cả mấy chục hộp muối lạc với chục cân giò xào. Mình gom đơn để khi nào đi chợ thì mua nguyên liệu về làm cả thể".

Lấy công làm lãi, mỗi 1kg giò chị Hoa chỉ thu lời 50.000 đồng, 1kg muối lạc lãi 30.000 đồng. Khoản tiền này chị tích lại gửi về quê để ông bà mua thức ăn và sữa cho con.

Thu Giang

Bốn thay đổi bắt buộc để lo đủ cho cả nhà sống qua mùa dịch

Bốn thay đổi bắt buộc để lo đủ cho cả nhà sống qua mùa dịch

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm thay đổi thói quen chi tiêu mua sắm mùa dịch của hầu hết bà nội trợ Việt, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội ở các thành phố lớn hiện nay.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/186a299049.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nghe sách Đắc Nhân Tâm

Đà Nẵng: Ông Trần Văn Miên làm Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá đất

Ngoại trưởng Nga: GDP của nhóm BRICS sau khi thêm thành viên mới sẽ cao hơn G7

Cận cảnh những khu tập thể “ổ chuột”, nguy cơ đổ sập ở trung tâm Đà Nẵng

Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần

Loại bỏ ngay lỗi sai phong thủy này, gia chủ mau chóng đổi vận, làm gì cũng hanh thông

Có 1,5 tỷ, mua nhà ở đâu tại Hà Nội?

Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

友情链接