您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả cúp châu âu】Báo động đồ chơi trẻ em gây ảnh hưởng nhân cách trẻ

Cúp C1524人已围观

简介Kết quả kiểm tra chất lượng và ghi nhãn đồ chơi trẻ em (ĐCTE) do Cục Quản lý ch ...

Kết quả kiểm tra chất lượng và ghi nhãn đồ chơi trẻ em (ĐCTE) do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) địa phương cho thấy,áođộngđồchơitrẻemgâyảnhhưởngnhâncáchtrẻkết quả cúp châu âu mặc dù chưa phát hiện sản phẩm có vấn đề về chất lượng nhưng tình trạng vi phạm về nhãn còn khá phổ biến. Đáng lưu ý, đồ chơi trẻ em được cài đặt phần mềm ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi vẫn được bán ở nhiều nơi.

Báo động đồ chơi trẻ em gây ảnh hưởng nhân cách trẻMèo máy biết nói chứa nội dung phản cảm, gây ảnh hưởng đến hình thành nhân cách trẻ em

Dừng lưu thông 38 lô vi phạm

Theo thông tin từ các đoàn kiểm tra, thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra chất lượng và nhãn hàng hóa mặt hàng đồ chơi trẻ em. Theo đó, đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm liên quan đến giả mạo chứng nhận hợp quy và ghi nhãn hàng hóa.

Ông Lại Huy Doanh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng 1 – Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, cho biết kết quả kiểm tra do đơn vị này chủ trì, phối hợp kiểm tra và khảo sát tại 4 tinh, thành phố:  Hà Nội, Ninh Bình, TP Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có 54 mẫu nhãn hàng hóa không phù hợp quy định, 59 mẫu không có giấy chứng nhận hợp quy. Lấy 16 mẫu thử nghiệm đều cho kết quả phù hợp QCVN3: 2009/BKHCN.

Đặc biệt, tại thị trường Hà Nội cơ quan chức năng đã lấy mẫu đồ chơi có hình dáng chú mèo Doraemon và được thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật 1. Kết quả: 2/2 mẫu  thử nghiệm có chất lượng đạt theo QCVN3: 2009/BKHCN. Tuy nhiên ngôn ngữ cài đặt bằng tiếng Việt trong khi kể chuyện không phù hợp với thuần phong mỹ tục cũng như  sự phát triển của trẻ.

Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng đã ra thông báo tạm dừng lưu thông đối với 38 lô hàng của 10 cơ sở do vi phạm về nhãn hàng hóa, không có dấu CR.  Đồng thời phát hiện và yêu cầu các chủ cửa hàng tự tiêu hủy 34 quả cầu gai và 7 kiếm nhựa có khả năng gây mất an toàn cho trẻ khi sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra ĐCTE của các Chi cục TCĐLCL địa phương cũng cho thấy nhiều sai phạm, chủ yếu về nhãn và về dấu chứng nhận hợp quy.

Hiện trên thị trường còn xuất hiện những loại đồ chơi mới lạ như miếng dán có xuất xứ Trung Quốc, các sản phẩm này không có nhãn phụ, không được kiểm định chất lượng. Cục Quản lý chất lượng hàng hóa khuyến cáo, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ chơi trôi nổi,nhập lậu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Báo động đồ chơi trẻ em gây ảnh hưởng nhân cách trẻ

Miếng dán đồ chơi chứa chất độc hại bị thu hồi ở Châu Âu, tại Việt Nam trẻ em vẫn mua dùng.

Thận trọng với đồ chơi độc hại

Theo ông Trần Quốc Tuấn, trong quá trình kiểm tra nhìn chung, phần lớn các cơ sở kinh doanh như siêu thị, các cửa hàng lớn… đều có ý thức tốt trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh các hàng hóa có điều kiện, đảm bảo việc ghi nhãn và gắn dấu CR đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn có cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ vẫn chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật: kinh doanh các mặt hàng ĐCTE có thông tin cảnh báo từ các phương tiện thông tin đại chúng như ĐCTE kích động bạo lực: gươm, kiếm, đao, máy kể chuyện tiếng…; Vi phạm về nhãn hàng hóa và dấu hợp quy; Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ chất lượng tại nơi bán hàng. 

“Việc yêu cầu nhà phân phối cung cấp bản sao hồ sơ chất lượng vẫn chưa được các cơ sở kinh doanh nắm rõ, quan tâm chú ý dẫn đến tình trạng chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra để xác định hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy theo quy định”, ông Tuấn cho biết.Đối với các loại đồ chơi gây ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ, ông Tuấn cho đề nghị các Bộ ngành liên quan kịp thời ban hành, bổ sung danh mục đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội để có cơ sở pháp lý trong việc quản lý và xử lý vi phạm.

“Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ĐCTE biến tướng, dưới mác đồ chơi thông minh cài đặt những phần mềm như kể chuyện, dạy nói…cho trẻ nhưng không được kiểm soát nội dung, nên dẫn đến tình trạng có nội dung phản cảm, không phù hợp với trẻ, gây ảnh hưởng đến tư duy ngôn ngữ cũng như hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, trong thời gian tới, cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền tới người sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng về đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em”, ông Tuấn kiến nghị.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong thời gian tới đơn vị này sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, nhập khẩu ĐCTE về chất lượng, dấu chứng nhận hợp quy và ghi nhãn ĐCTE từ nơi sản xuất, nhập khẩu tạo điệu kiện thuận lợi cho công tác kiểm hàng hóa tra lưu thông trên thị trường.

 

Mặt nạ đồ chơi Trung thu rẻ, đẹp nhưng...độc hại vô cùng!

Tags:

相关文章