【kết quả trận chengdu rongcheng】Tình mẹ ở Làng SOS

 人参与 | 时间:2025-01-25 23:38:46

Làng nằm ở phía tây thành phố với nhiều mái nhà,ìnhmẹởLàkết quả trận chengdu rongcheng mỗi cái mang tên một loài hoa. Chủ nhân là những bà mẹ đơn thân. Con cũng lạ, đủ mọi lứa tuổi, đến từ nhiều vùng quê nghèo. Đứa có cha mất mẹ, đứa có mẹ mất cha, đứa không biết cha mẹ là ai… Được cưu mang của các mẹ nuôi, những đứa trẻ ấy xem nhau như anh em máu mủ, giúp nhau học hành, hòa đồng và thương yêu, đùm bọc nhau.

“Mẹ” Huỳnh Thị Nga chăm sóc cháu Huỳnh Quảng Thọ bị bỏ rơi vừa mới nhận về trước tết

Một mẹ, nhiều con

Trời xế chiều, thấy khách lạ, đám trẻ con lễ phép khoanh tay chào. “May quá, các anh lên giờ này đông đủ bọn nhỏ chứ sớm hơn tụi nó đi học hết, nhà vắng tanh, buồn lắm”, bà Huỳnh Thị Nga (62 tuổi), mẹ quản lý nhà Tường Vy, tạm ngưng công việc, vọng tiếng.

Mẹ Nga quê ở Hương Vinh (thị xã Hương Trà). Thời trẻ làm nghề thợ may, từng được không ít thanh niên để ý, ấy vậy vẫn không nên duyên. Một ngày khi hay tin Làng SOS Huế tuyển bảo mẫu, bà viết đơn, rồi từ đó trở thành “mẹ Nga” của gần chục đứa trẻ. Hơn 6 năm gắn bó, ngày nào mẹ cũng dậy từ 5h sáng, lụi cụi nhóm bếp, vệ sinh nhà cửa. Con ăn xong, cắp cặp đến trường, mẹ lại quay ra dọn dẹp, chuẩn bị bữa trưa, bữa chiều. Tối về, cơm nước xong xuôi, mẹ lại nhắc nhở, kèm cặp các con học bài. Thời gian cứ thế trôi qua, những đứa con lần lượt lớn lên, lập gia đình và xin ra riêng. Nhiều đứa con giờ đã thành đạt, còn mẹ thì liên tục đón thêm những đứa con mới.

Đang trò chuyện, bỗng có tiếng con nít khóc, mẹ tất tả quay vào bế con. Hỏi ra mới biết, đứa trẻ còn đỏ hỏn vừa đầy tháng được bà nhận về vào ngày 28 tết. Vừa bế con, bà quay sang kể tiếp, hôm đó cả nhà đang chuẩn bị cúng tất niên thì nhận được cuộc gọi thông báo có một bé trai mới sinh, người còn nguyên cuống rốn, bị bỏ rơi tận Quảng Điền. Không do dự, mẹ Nga cùng nhân viên của làng về tận nơi để đón trẻ. “Chúng tôi thống nhất lấy họ của tôi để đặt tên cho cháu là Huỳnh Quảng Thọ”, địa điểm nơi cháu đã bị bỏ rơi, mẹ Nga nhớ lại.

Có con dại, mọi thứ trở nên bận rộn. Đi đâu bà Nga cũng không yên tâm. Có lẽ, hạnh phúc nhất với những người làm mẹ như bà Nga đó là giây phút những đứa con trưởng thành, có gia đình riêng đưa con cháu quay trở lại mái ấm này để thăm bà. Cứ lễ, tết hay sinh nhật, bà đều nhận được những món quà nhỏ, hay những cuộc gọi từ phương xa của những đứa con mà bà coi là ruột thịt. “Làm mẹ chỉ mong các con yêu thương nhau, lớn lên ra đời thành đạt là mừng rồi”, bà xúc động khi chỉ tay về những bức ảnh của những đứa con lớn đã ra riêng được treo trang trọng trên tường ở phòng khách.

Ươm mầm cho những nụ hoa

Từ những ngày đầu thành lập Làng trẻ em SOS Huế, bà Văn Thị Cháu (63 tuổi, Huế) là một trong những mẹ đầu tiên. Bà Cháu tự hào, những đứa con bà tự tay chăm sóc nhiều người trưởng thành và thành đạt trên mọi miền Tổ quốc, như Bùi Văn Phố, người vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật và đang làm việc tại Nhật Bản; Nguyễn Văn Rôn, trợ lý giám đốc của một công ty nước ngoài; Hồ Văn Thiết, Trần Đại Duy hiện rất thành đạt. “Tôi làm mẹ ở đây từ lúc làng này vừa mới thành lập đã hơn 15 năm nay. Tôi chỉ nuôi những đứa con trai từ 12 - 13 tuổi cho đến khi các con trưởng thành. Nhìn những đứa con thành công sau khi ra đời, lòng người mẹ như tôi cảm thấy ấm hẳn”, bà Cháu nói.

Bà Cháu đến với Làng trẻ em SOS này như một cơ duyên. “Lúc nộp đơn vào trung tâm, chỉ lờ mờ hiểu về nghĩa cụm từ bảo mẫu và chẳng biết địa chỉ trung tâm nằm chỗ nào. Thế rồi theo thời gian, được làm mẹ khiến tôi hạnh phúc, ấm lòng. Đây như cơ duyên do ông trời sắp đặt”, bà Cháu tâm sự. Về quá khứ gian truân, bà thẳng thắn: “Lúc còn trẻ, tôi cũng đã trải qua mấy mối tình nhưng đều trắc trở. Riết thành quen nên sau này không buồn nghĩ đến chuyện lập gia đình. Nhiều lúc cũng buồn nhưng được làm mẹ ở Làng trẻ SOS giúp tôi có được tình thương của con trẻ, bù đắp vào khoảng trống chông chênh đó”.

Bà Cháu chỉ làm mẹ của những đứa con trai, những đứa trẻ ở độ tuổi tâm sinh lý thường xuyên bị xao động. “Con trai thường không chia sẻ với mẹ về chuyện tình cảm. Tuổi chúng nó nhỏ nên còn bồng bột, ham chơi. Tâm sinh lý cũng thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Những lúc chúng nó dại dột, phạm phải sai lầm, tôi gặp riêng để tâm sự, nhỏ nhẹ nhắc nhở và động viên chia sẻ những khó khăn với con. Điều đầu tiên tôi hỏi con, có phải mẹ làm cho con buồn, sau đó từ từ gỡ nút thắt tâm lý cho con”, bà Cháu bày tỏ. Trước khi vào Làng trẻ SOS, bà chưa một lần làm mẹ nhưng khi bà cắt nghĩa nguyên tắc làm mẹ khiến ai cũng phải gật gù: “Với người mẹ, điều đầu tiên là dạy các con cách sống, lễ phép, ổn định tâm lý, đạo đức, song song với đó là vấn đề học hành. Sau đó, dạy con biết cách yêu thương, biết chăm chỉ lao động. Dạy con không chỉ bằng lời nói mà quan trọng là việc làm, hành động và tình thương của mẹ”.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Làng trẻ em SOS Huế cho biết, làng hiện có 9 mẹ, dì chăm sóc các em nhỏ mồ côi từ trẻ sơ sinh cho đến 22 tuổi. “Những mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, trực tiếp mang lại tình yêu thương, tình mẫu tử cho những mảnh đời bất hạnh. Các con cần có mẹ, ngược lại các mẹ cũng cần có con. Sự gắn kết ấy mang đầy tính nhân văn và ý nghĩa cho cuộc đời mỗi con người. Công lao của các mẹ không thể diễn tả thành lời”, bà Dung nhận định. Cũng theo bà Dung, các mẹ trong làng đều được hưởng theo chế độ chung của tổ chức SOS Việt Nam, được hưởng lương, đóng các loại bảo hiểm, trợ cấp tiền ăn hàng tháng và các chế độ khác theo quy định của tổ chức.

PHAN THÀNH - LÊ THỌ

顶: 3踩: 4265