【soi kèo trung quốc hôm nay】Hướng đến nông thôn mới bền vững

时间:2025-01-10 17:03:31来源:Empire777 作者:Thể thao

Báo Cà Mau(CMO) “Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, hữu cơ (tôm, lúa, cây dược liệu, rau màu...) và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch cộng đồng, các làng nghề”, đây là một trong những giải pháp đột phá tạo động lực thúc đẩy xây dựng NTM bền vững được huyện Thới Bình định hướng cho các địa phương triển khai thực hiện.

Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng khẳng định, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là sự cộng hưởng nhằm hiện thực hoá đồng thời hai mục tiêu: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu xây dựng NTM bền vững, hướng tới cải thiện, nâng cao đời sống của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 75 triệu đồng; xây dựng huyện đạt chuẩn NTM; có 5 xã đạt xã NTM nâng cao.

Thới Bình hướng đến tạo chuỗi sản phẩm du lịch nằm trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam: Vườn cò Tư Sự - Làng nghề truyền thống đan đát, đan lục bình ở xã Tân Bằng và Biển Bạch - Trải nghiệm làm nông dân ở xã Trí Lực…

Theo ông Trần Văn Dũng, NTM là nền tảng hỗ trợ sự phát triển đa dạng, chất lượng, ổn định của các điểm đến du lịch. Du lịch tạo nguồn thu cho hộ nông dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đến với Thới Bình, du khách được “cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng lao động sản xuất và cảm nhận nét văn hoá đặc trưng của mảnh đất Thới Bình thôn”, từ đó người dân có thêm nguồn thu từ các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng cho rằng, để triển khai thực hiện hiệu quả, các địa phương cần có bước tiến đột phá trong sản phẩm du lịch, phải thực sự đặc trưng, phải có điểm nhấn riêng để “giữ chân” du khách.

Trí Lực là 1 trong 2 xã đầu tiên về đích NTM của huyện Thới Bình. Nơi đây, những nét văn hoá được xem là điểm nhấn tạo diện mạo nông thôn đổi thay riêng có. Nổi bật là Phủ thờ Bác Hồ ở ấp Phủ Thờ, nơi có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội, mà cội nguồn của cây vú sữa đó là món quà của bà má ở Thới Bình, gửi theo đoàn quân tập kết ra Bắc, kính tặng Bác Hồ.

Bí thư Đảng uỷ xã Trí Lực Dương Chúc Linh cho biết, tự hào là địa phương có di tích văn hoá, lịch sử và giàu truyền thống cách mạng, Trí Lực đang từng ngày nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Thời gian qua, Trí Lực mạnh dạn triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Bước tiến đột phá của Trí Lực chính là đẩy mạnh chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xã hiện có 2 hợp tác xã (HTX): HTX lúa - tôm Trí Lực và HTX dịch vụ nông nghiệp - thuỷ sản Đoàn Phát, hoạt động bài bản. Xã cũng đã xây dựng thương hiệu riêng mang tên “Gạo sạch Trí Lực”, cũng chính là sản phẩm OCOP của xã. 

Theo bà Dương Chúc Linh, mục tiêu hướng tới của Trí Lực là phát triển du lịch từ lợi thế nông nghiệp, trên nền tảng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao. Đây sẽ là hướng đi mới, thúc đẩy xây dựng NTM nâng cao, qua đó, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 

Tiềm năng phát triển du lịch của Thới Bình còn là du lịch địa chỉ đỏ, bên cạnh Phủ thờ Bác ở xã Trí Lực còn có Đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú; làng nghề truyền thống đan đát, đan lục bình ở xã Tân Bằng và Biển Bạch; vườn cò Tư Sự ở xã Biển Bạch Đông; hệ thống du lịch tâm linh thu hút du khách đến hành hương, chiêm bái, lễ hội: Chùa Cao Dân, Toà thánh Ngọc Sắc, Đình thần Thới Bình, Đình thần Tân Lộc, Đình thần Tân Bằng...; có cả loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đậm chất Nam Bộ. 

Thới Bình hiện có 8/11 xã đạt chuẩn NTM và hướng nâng cao các tiêu chí, xây dựng NTM kiểu mẫu. Các địa phương đặc biệt chú trọng diện mạo nông thôn với những “tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp”, những “khu dân cư NTM kiểu mẫu”... để nâng chất lượng cuộc sống người dân, là nền tảng phát triển du lịch cộng đồng. 

Đặc biệt, Quyết định số 490 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, đã được thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Ông Trần Văn Dũng phấn khởi, trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Thới Bình khai thác sản phẩm du lịch khác biệt có giá trị; ngược lại, phát triển du lịch là cơ hội lớn để sản phẩm OCOP phát triển thương hiệu, trở thành quà tặng ấn tượng cho khách du lịch. Ví như đến Thới Bình sẽ có tour trải nghiệm bắt cá tôm trên ruộng lúa; tham quan vườn cò; trải nghiệm ẩm thực từ sản phẩm OCOP: Rượu Tân Lộc, khô trâu Tân Lộc Bắc, gạo sạch Trí Lực, mắm Thới Bình...

"Thới Bình ưu tiên đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về hệ thống giao thông, nhất là tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam, đặc điểm sinh thái, truyền thống văn hoá 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer), các di tích lịch sử - văn hoá, vườn chim, làng nghề… để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịch tham quan, dịch vụ vận tải… Đồng thời, xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư các trạm dừng chân trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam đáp ứng yêu cầu dịch vụ vận tải và giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của huyện", Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho hay./.

Băng Thanh

相关内容
推荐内容