【kèo 0,75】Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Theửlyacutenghiecircmcaacutenbộviphạmnồngđộcồkèo 0,75o đó, kế hoạch bao gồm 5 nội dung nhiệm vụ cơ bản. Cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt rộng rãi đến toàn thể đội ngũ cán bộ về thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35/CT-TTg, gương mẫu trong chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tạo được hiệu ứng, sự lan tỏa mạnh mẽ về ý thức chấp hành khi tham gia giao thông đối với quần chúng nhân dân nói chung và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của đội ngũ cán bộ nói riêng.
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ và quản lý cán bộ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý cán bộ, xử lý nghiêm túc, đúng quy định cán bộ vi phạm liên quan đến nồng độ cồn khi tham gia giao thông hoặc không phối hợp với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm; qua đó, chấn chỉnh, răn đe và xây dựng được chuẩn mực đạo đức và ý thức khi tham gia giao thông.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gồm cả giám sát từ nhân dân về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương khi tham gia giao thông đối với cán bộ và xử lý nghiêm minh theo quy định những cán bộ vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm để thông báo đến cơ quan quản lý cán bộ theo quy định. Kịp thời phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, chấn chỉnh những tập thể, cá nhân vi phạm hoặc triển khai thực hiện không nghiêm túc, hiệu quả. |
Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp để tăng cường, chấn chỉnh, nêu gương, xây dựng hình ảnh ngày càng đẹp hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông nói riêng của đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh.
Phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg trên địa bàn tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) và Bộ Công an theo đúng quy định.
UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó giao Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm.
Cụ thể: Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm; xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ không xử lý triệt để, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về giao thông.
Thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ có vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
Đối với các trường hợp cán bộ liên quan đến nồng độ cồn gây tai nạn giao thông, có hành vi chống đối, gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng có dấu hiệu hình sự thì phải khẩn trương củng cố hồ sơ, điều tra, phối hợp với các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.