Cùng với đó,ạcquanhơnvềthịtrườngchứngkhoánthátỷ lệ kèo wap kết quả kinh doanh (KQKD) 6 tháng sẽ được công bố, nên khả năng dòng tiền sẽ tìm tới những cổ phiếu có KQKD tốt. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS).
* PV: Thưa ông, xu hướng giằng co vẫn là chủ đạo trên TTCK tháng 6. Ông đánh giá như thế nào về diễn biến thị trường trong tháng qua?
- Ông Đỗ Bảo Ngọc: Chỉ số VN-Index không nhiều thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước đó. Trong tháng 6, có nhiều thời điểm chỉ số này giảm mạnh và kiểm nghiệm vùng hỗ trợ 940 điểm tương ứng vùng đáy gần nhất mà chỉ số này đã xác lập trong tháng 5/2019. Tuy nhiên, cả 3 lần kiểm nghiệm vùng đáy 940 điểm trong tháng 6/2019 VN-Index đều hồi phục trở lại với lực cầu mua nhiều ở vùng thấp. Thanh khoản thị trường chung trong tháng qua duy trì mức thấp trong phần lớn thời gian và có tín hiệu cải thiện trong 2 tuần cuối tháng. Giao dịch của khối ngoại vẫn trái chiều trong phần lớn thời gian của tháng và mua ròng nhiều hơn kể từ sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Ông Đỗ Bảo Ngọc |
Thanh khoản chung vẫn ở mức trung bình thấp và đa số cổ phiếu đều đang giảm về vùng giá thấp nhất từ đầu năm 2019 cho tới nay, tâm lý chờ đợi kết quả chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chi phối tâm lý nhà đầu tư trên thị trường. Thông tin tích cực hơn về quan hệ Mỹ - Trung chỉ mới xuất hiện vào những ngày cuối tháng, nên nhìn chung không tác động nhiều tới diễn biến thị trường toàn tháng. Ngay cả khối ngoại cũng giao dịch bất ổn, mua bán ròng đan xen mà chưa có xu thế nào rõ ràng.
* PV: Dòng tiền trên thị trường có cải thiện, nhưng nhìn chung chưa mạnh và đang ở trạng thái thăm dò. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến dòng tiền chưa tăng mạnh trong thời gian qua?
- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Nhìn chung, diễn biến giao dịch của TTCK Việt Nam trong tháng qua vẫn ghi nhận tâm lý thận trọng của giới đầu tư với các sự kiện diễn ra như: Kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF; cuộc họp chính sách của FED; sự kiện Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh G20;... Đan xen vào các vấn đề chính này là cục diện căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng đã tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư, bởi một khi chiến sự leo thang ở vùng này thì chắc chắn các thị trường tài chính toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Hiện tại, các quỹ ETF cũng đã cơ cấu xong, cuộc họp của FED cũng cho kết quả tích cực khi tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ thị trường khi cần thiết để duy trì đà tăng trưởng và quan hệ Mỹ - Trung cũng có dấu hiệu tích cực sau cuộc gặp tại G20. Đặc biệt, EVFTA và EVIPA cũng đã được ký kết. Vì vậy, mặc dù diễn biến thị trường vẫn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng theo tôi, khả năng xu hướng thị trường sẽ rõ ràng hơn trong thời gian tới.
* PV: Việt Nam – EU đã ký EVFTA, kết hợp với một số thông tin khác như FED có động thái giảm lãi suất, căng thẳng thương mại, cũng như kỳ vọng thông tin kết quả kinh doanh (KQKD) 6 tháng của doanh nghiệp,….Ông đánh giá thế nào về các yếu tố này đối với thị trường tháng 7? Điều này liệu có đủ để tin rằng, dòng tiền lớn sẽ quay lại không, thưa ông?
- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Sự kiện Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với EU là một thông tin tốt cho thị trường. Kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển trong dài hạn với hiệp định này. Mặc dù không tránh khỏi thách thức, tuy nhiên với một nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam thì hiệp định này mang tính thúc đẩy quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Trên góc nhìn của mình, tôi nhận thấy nhiều cơ hội hơn là thách thức.
Kết quả kỳ họp gần nhất của FED đã đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư, đó là lý do vì sao nhiều cổ phiếu đã tạo đáy và hồi phục sớm ngay sau khi cuộc họp của FED có kết quả. Khối ngoại cũng mua ròng nhiều hơn sau khi có kết quả này. Với các thị trường tài chính thế giới, đa số đã có những phiên tăng mạnh. Khi các thị trường lớn vượt đỉnh với kết quả lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tôi tin rằng có đủ cơ sở để dòng tiền lớn trở lại thị trường.
Cộng với thông tin về KQKD 6 tháng đầu năm 2019, tôi cho rằng sẽ tạo ra sự phân hóa mạnh trên thị trường. KQKD quý I/2019 cho thấy bức tranh khá ảm đạm với mặt bằng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết đang đi xuống so với cùng kỳ 2018.
Vì vậy, tôi không quá kỳ vọng vào KQKD 6 tháng đầu năm 2019 cho phần lớn doanh nghiệp niêm yết, thay vào đó thì nhà đầu tư nên tập trung vào lượng 20% các doanh nghiệp vẫn duy trì được KQKD tăng trưởng tích cực đã ghi nhận trong quý I/2019 và có thể tiếp tục có kết quả khả quan trong quý II/2019.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (thực hiện)