欢迎来到Empire777

Empire777

【tiso trực tuyến】Đừng để ‘miếng bánh ngon’ rơi vào tay doanh nghiệp FDI

时间:2025-01-10 10:28:21 出处:Cúp C2阅读(143)

hang viet

Hàng Việt được người tiêu dùng trong nước tin dùng,Đừngđểmiếngbánhngonrơivàotaydoanhnghiệtiso trực tuyến lựa chọn. Ảnh: T.U

“Miếng bánh ngon" rơi vào tay doanh nghiệp FDI

Tại diễn đàn “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới” do Bộ Công thương tổ chức ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện Việt Nam có 13 FTA (hiệp định thương mại tự do) đã có hiệu lực và đang triển khai, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

“Có thể thấy, việc tham gia các FTA đã nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao…”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn đó là vấn đề khu vực doanh nghiệp nước ngoài (FDI) nắm bắt và khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn các lợi ích FTA mang đến. Trong khi, đối tượng quan trọng là doanh nghiệp nội địa thì việc tận dụng cơ hội này còn đang rất hạn chế.

Minh chứng, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP trong khi khu vực FDI đóng góp khoảng 22-23% GDP. Chưa chết, trên bản đồ xuất khẩu, khu vực kinh tế bản địa chỉ đóng góp khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thì khu vực FDI chiếm tỷ lệ 2/3, đóng góp 70%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại là nhập khẩu thì tương quan nhập khẩu là 40%-60%.

Theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính để đầu tư vào công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hạn hẹp. Trong khi đó, sự hợp tác, liên kết chưa có, hoặc rất lỏng lẻo. Và quan trọng hơn và sự hạn chế trong nhận thức của một số doanh nghiệp, chưa có tư duy chiến lược để tận dụng được các thời cơ từ các FTA.

Đồng tình với chia sẻ trên, PGS. TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Viện Kinh tế Việt Nam, cũng cho rằng vấn đề nằm ở chỗ có tới gần 96% doanh nghiệp Việt là nhỏ và siêu nhỏ, thực lực yếu và non kém về công nghệ.

Theo đó, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, nước ta cần nhanh chóng có các giải pháp “nóng”, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, áp dụng hệ thống khuyến khích “thưởng người thắng”; đoạn tuyệt với hệ thống phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc “xin – cho”. Đây là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp của hệ thống tham nhũng, lãng phí, làm méo mó toàn bộ cấu trúc thị trường…

Còn theo doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn, thực thi hiệu quả hơn và tạo lập môi trường kinh doanh “công khai và minh bạch”.

Hàng Việt cần nâng ‘tầm’ ngay trên ‘sân nhà’

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tại thị trường nội địa, hàng Việt được người tiêu dùng trong nước lựa chọn. Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao với 90% - 95%, điển hình tại Coop.mart chiếm 90% - 93%, ở Satra: 90% - 95%, Vinmart là 96%, Hapro là 95%... Tại các kênh phân phối nước ngoài, tỷ lệ hàng Việt cũng chiếm 65% - 96%.

Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng, tham gia sân chơi FTA, doanh nghiệp Việt đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu ồ ạt vào thị trường nội địa nhờ ưu đãi thuế quan ngay tại chính “sân nhà”.

Khảo sát cho thấy, trong sản xuất kinh doanh, hàng Việt đã biết khai thác yếu tố văn hoá dân tộc, đặc sản vùng miền để tiếp cận người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 45 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm với hơn 2.049 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã phường một sản phẩm) được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 43 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hoá OCOP đến năm 2020 là trên 3.800 sản phẩm.

Đơn cử, theo đánh giá từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), khi FTA Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, đến năm 2035 hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29%, tương đương 15 tỷ USD. Đó là còn chưa kể hàng hoá từ các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc... đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước.

Trong khi đó, theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), hàng Việt còn những yếu thế về chất lượng và giá cả. Hơn nữa, hoạt động phân phối còn yếu kém và phải đối mặt với nạn hàng lậu, hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu...

Do đó, theo các chuyên gia, để không bị mất thị phần ngay tại “sân nhà” thì các doanh nghiệp Việt các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, cần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ.

“Các doanh nghiệp nên chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất để hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối đến người tiêu dùng" - đại diện Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh./.

Tố Uyên

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: