Người dân than rằng,ôngcóbảohiểmsẽkqbda hom nay đền bù chậm, DN bảo hiểm có những điều khoản gây bất lợi cho dân... còn DN bảo hiểm cũng gặp khó khi số tiền chi trả bảo hiểm cho dân đội lên gấp nhiều lần số tiền thu lại từ việc ký bảo hiểm. Chỉ tính riêng bảo hiểm con tôm, do thời gian qua người dân bị thiệt hại nhiều nên số nợ bảo hiểm của một số tỉnh lên tới hàng trăm triệu đồng.
Trên diễn đàn mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Trí cho rằng, việc thí điểm BHNN thực sự là công cụ tài chính thể hiện rõ tính ưu việt và hiệu quả đặc biệt đối với con tôm và con cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, theo lời vị lãnh đạo này, nếu các công ty bảo hiểm không tiếp tục thực hiện thì người dân trong vùng chắc chắn sẽ "treo ao”. Lãnh đạo một số tỉnh đang triển khai thí điểm BHNN cũng tha thiết nhà nước tiếp tục duy trì BHNN, đặc biệt là đối với con tôm để người dân có chỗ dựa vững tin phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và địa phương.
Thực tế cho thấy chúng ta có thể làm được và có khả năng triển khai hoạt động bảo hiểm này. Tuy nhiên, các quy định cần tiếp tục được hoàn thiện và chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN bảo hiểm và người dân, từ đó mới có thể đánh giá, hoàn chỉnh cơ chế để nhân rộng mô hình này sau khi kết thúc chương trình thí điểm.
Việc tổng kết, đánh giá chương trình thí điểm BHNN dự kiến sẽ được tổ chức trước ngày 30-6-2014. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn triển khai thí điểm BHNN và các bộ, ngành liên quan, DN bảo hiểm tiến hành các công việc cần thiết để tổ chức tổng kết đánh giá chương trình thí điểm BHNN trước tháng 6-2014 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các giải pháp triển khai BHNN trong thời gian tới sau khi kết thúc thí điểm.