【tỷ lệ nha cai】Giá tăng, thanh khoản giảm: Kịch bản cũ lặp lại?
Tăng với thanh khoản thấp – kịch bản đầu tháng 3
Giao dịch hôm nay rất giống với phiên ngày 6/3, cả về thanh khoản lẫn biến động giá. Hôm 6/3 vừa qua, thị trường cũng bắt đầu cố gắng lấy lại những điểm số đã mất trong một phiên rơi 2,2%. Thanh khoản về khối lượng lẫn giá trị đều sụt giảm gần 1/3 so với phiên tạo đỉnh. Phải mất 5 phiên cố gắng “bò” dần lên với thanh khoản thấp, VN-Index mới lấy lại được hết mức giảm trong một phiên.
Hôm nay cũng vậy. VN-Index tăng 0,7% và hôm qua vừa phục hồi 0,4%. Mức tăng này vẫn còn là quá thấp so với mức giảm 2,3% chỉ trong một phiên ngày 26/3. HSX hôm nay cũng xuất hiện khối lượng khớp lệnh giảm gần 21% và giá trị giảm gần 10% so với phiên trước.
Tổng cộng hai sàn, khối lượng giao dịch giảm 18% và giá trị khớp lệnh giảm 9% so với hôm qua. Nếu so với phiên tạo đỉnh thanh khoản trong ngày sụt giảm 26/3, khối lượng đã thấp hơn 52% và giá trị thấp hơn 48%.
Thanh khoản sụt giảm luôn là biểu hiện của sự thận trọng khi nhà đầu tư không dám mạnh dạn giao dịch nhiều. Tổng khối lượng cung cầu trên thị trường luôn có tiềm năng tạo thanh khoản rất cao, nếu giao dịch cởi mở hơn. Nhìn vào thanh khoản thấp, nhà đầu tư muốn mua dễ lo ngại yếu tố tăng rủi ro. Nhưng ngược lại, quá khứ ngay đầu tháng 3 này đã chứng minh, thị trường có thể lầm lũi đi lên với thanh khoản kém, để rồi những nhà đầu tư sốt ruột phải chấp nhận mua vào.
Kịch bản này có lặp lại hay không thì vẫn chưa rõ, vì thị trường mới có hai ngày phục hồi. Nhưng có thể thấy bóng dáng quá khứ hiện về, khi điểm số và các cổ phiếu tăng giá khá nhiều hôm nay. HSX có 121 mã tăng giá và HNX có 136 mã tăng.
VN-Index hôm nay hoàn toàn có thể tăng tốt hơn mức 0,7% nếu như không gặp phải sự cản trở từ một số cổ phiếu. VIC là đáng chú ý nhất với mức giảm 0,67%. OGC giảm 2,17%, HSG giảm 1,82%, HAG giảm 1,41%.
Thanh khoản trên thị trường đang giảm nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng. |
Sức mạnh từ số cổ phiếu tăng giá dĩ nhiên vẫn áp đảo. Hầu hết các cổ phiếu lớn còn lại trong nhóm HSX30 đều tăng tốt như VCB, SSI, PVD, REE, MSN, FPT, DRC, BVH. Đây là nguyên nhân khiến chỉ số của nhóm này tăng tới 0,96%.
Sàn Hà Nội cũng có một phiên giao dịch khá tốt, dù nhóm cổ phiếu lớn là HNX30 đã không được mạnh mẽ như HSX30. HNX-Index tăng 0,54% và HNX30 chỉ tăng có 0,57%, khác biệt không đáng kể.
Những cổ phiếu vốn hóa hàng đầu của HNX đã có trở ngại: PVS giảm 0,66%, SCR giảm 0,83%. ACB lúc tham chiếu lúc giảm và mãi đến chốt phiên mới tăng được 0,59%. SHB cũng chỉ tăng nhẹ 0,88% sau khi giảm tới 2,6% hôm qua.
Những cổ phiếu còn lại tăng tốt: PVX, KLS, HUT, SHS, BVS, VND đều đóng cửa trên tham chiếu.
Rất ít cổ phiếu đạt quy mô giao dịch lớn hôm nay và nhìn chung toàn thị trường, thanh khoản đã giảm như nói ở trên. Khối lượng giao dịch thấp nhưng giá vẫn tăng là diễn biến rất khó chịu vì khiến nhà đầu tư hơi mất phương hướng. Đặc biệt đợt đầu tháng 3 vừa qua, HSX có tới 10 phiên giao dịch với khối lượng thấp nhưng lại tăng liên tục và VN-Index vượt qua được ngưỡng 600 điểm.
Nước ngoài giảm áp lực bán
Với thông tin quỹ ETF VNM bất ngờ có chiết khấu về giá và bị rút ròng 3,21 triệu USD hôm 26/3, số liệu bán ròng sụt giảm của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay hẳn khiến nhiều người thở phào.
Trên sàn HSX, khối lượng bán bẳng giao dịch khớp lệnh giảm 29% và giá trị giảm 15%. Qua thỏa thuận, khối ngoại còn mua ròng khoảng 11,9 tỷ đồng tại MSN. Ở HNX, khối lượng bán giảm 75% và giá trị giảm 73%.
Tổng cộng cả hai sàn, các giao dịch khớp lệnh của khối ngoại đã rút khỏi thị trường gần 13 tỷ đồng, một con số rất nhỏ so với hàng trăm tỷ đồng đầu tuần.
Với quy mô bán ra khá nhẹ, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không tạo nhiều sức ép trên thị trường. Hai cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là HAG và HPG thì chỉ có HAG giảm 1,41%. Trên 463.000 HAG đã bị bán ra. HPG thậm chí vẫn tăng 0,95% mặc dù bị bán chẵn 950.000 cổ phiếu. Ở các mã khác như BVH, CII, PET, ITA, VSH, giá vẫn dao động khá tích cực.
Tổng giá trị khớp lệnh thị trường hôm nay chỉ đạt 2.965,5 tỷ đồng, giảm 9% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh đạt 194,1 triệu cổ phiếu.
Cả hai sàn chỉ có 3 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch trên 100 tỷ đồng là SSI, FLC và KLS. Hai trong 3 mã này liên quan đến chứng khoán tiếp tục khẳng định xu thế dẫn dắt của nhóm cổ phiếu này. Gần như toàn bộ các cổ phiếu chứng khoán hàng đầu thị trường hôm nay đều tăng giá mạnh: SSI tăng 2,81%,, HCM tăng 2,44%, VND tăng 0,57%, KLS tăng 2,1%, BVS tăng 4,14%, SHS tăng 2,06%...
Nhà đầu tư tiếp tục hi vọng nhiều vào nhóm cổ phiếu chứng khoán trong ngắn hạn dưới ảnh hưởng tích cực của triển vọng kết quả kinh doanh quý 1/2014. Nhóm cổ phiếu này đang tăng mạnh hơn thị trường.
Khánh Nhi
(责任编辑:Thể thao)
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Livestream bán nông sản kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
- Giám đốc Quốc gia ADB: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng lành mạnh
- Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Đường dài chống giặc nội xâm
- Quyền lợi bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch kéo dài 18 năm
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD
- Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- TP.Tân Uyên: Xử phạt nhiều công trình xây dựng vi phạm quy định
- Kinh tế khởi sắc, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động
- Chủ động thu hút dự án đầu tư chất lượng cao từ Nhật Bản
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Bí thư Hải Dương thông tin về các ca nhiễm Covid
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
- Kinh tế Việt Nam 2021: Thận trọng với các cơ hội phục hồi
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tổ chức bầu cử ĐBQH và HĐND nhiệm kỳ mới thực sự dân chủ
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Ninh Thuận bứt tốc đến tương lai