Khả năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%,ếViệtNamThậntrọngvớicáccơhộiphụchồkq bd cup anh 6,5%, thậm chí tới 7% của kinh tếViệt Nam đều được nhắc đến.
. |
Song vào lúc này, những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt là điều mà giới chuyên gia kinh tế muốn nhấn mạnh hơn, ngay cả trong trường hợp nhiều cơ hội đang mở ra, để thấy rõ những việc cần phải làm.
Thứ nhất, kinh tế thế giới còn rất bất định; rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu. Mỹ được dự báo tiếp tục các biện pháp để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế - thương mại - công nghệ và có thể củng cố liên minh với một số đối tác nhằm thực hiện các biện pháp này. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn tất yếu sẽ khiến các tập đoàn, doanh nghiệpquốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao.
Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức với Việt Nam trong ứng xử với dòng vốn FDI.
Sự sốt ruột với các con số vốn FDI đăng ký mới trong từng tháng có thể ảnh hưởng đến chiến lược nâng cấp dòng vốn này. Đó là chưa kể những rủi ro trong lựa chọn dòng vốn chuyển dịch khi các nền kinh tế phát triển hơn đang thực hiện cam kết về phát triển bền vững, thay đổi công nghệ sản xuất để đáp ứng chuẩn mực cao hơn về môi trường…
Thứ hai, Covid-19 và các biến thể còn diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo. Điều này buộc các cơ chế, chính sách liên quan cần phải được nhìn nhận, đánh giá và thực hiện trong bối cảnh mới.
Trong báo cáo tổng hợp phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính) đã đề xuất xem xét không thu phí hạ tầng với hàng hóa là container được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trong khu vực cảng biển TP.HCM và Hải Phòng. Dù rằng, các tỉnh có thẩm quyền về loại phí này, nhưng doanh nghiệp vẫn mong chính quyền địa phương xem xét rõ mức phí đưa ra có phù hợp với các nguyên tắc của Luật Phí hay không, có phù hợp với tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự khủng hoảng của ngành logistics toàn cầu hay không?...
Đây chỉ là một trong số nhiều kiến nghị về tình trạng một số địa phương, một số cơ quan quản lý nhà nước ngành dọc vẫn duy trì hoặc ban hành phí mới, về quá trình xử lý thủ tục hành chính còn thiếu đồng bộ, không nhất quán với chủ trương “khoan sức dân”, hỗ trợ doanh nghiệp như Thủ tướng và Chính phủ đã nêu, khiến doanh nghiệp bức xúc và phần nào ảnh hưởng tới niềm tin với các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu có thể gây rủi ro không nhỏ với thị trường tài chínhthế giới và tình trạng nợ toàn cầu.
Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường Việt Nam.
Sẽ là tích cực khi việc triển khai Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 được thực hiện theo đúng hướng là đẩy mạnh năng lực và hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng đổi mới sáng tạo, qua đó có thể khai thác hiệu quả hơn nguồn lực, phát triển các hình thức kinh doanh mới, mở rộng thị trường. Nhưng tốc độ và tư duy chính sách đang là những rào cản không nhỏ.
Thứ năm, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của HIệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhưng Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ... xảy ra không chỉ ở thị trường Mỹ.
Điều này cũng có nghĩa, các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã đàm phán và ký kết. Ngoài ra, cần hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện hài hòa các hiệp định FTA, đặc biệt là ứng phó với các hàng rào kỹ thuật ở các đối tác - đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp.