【các trận đấu tối nay】HSBC: Việt Nam sẽ duy trì là điểm đến đầu tư cho doanh nghiệp quốc tế

作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:08:19 评论数:

Đây là nhận định được Ngân hàng HSBC vừa đưa ra trong một báo cáo phát đi ngày 11/2/2019.

Những "cơn gió ngược" trên toàn cầu tạo lực đẩy cho hội nhập ASEAN

TheệtNamsẽduytrìlàđiểmđếnđầutưchodoanhnghiệpquốctếcác trận đấu tối nayo HSBC, những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm lại kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2019.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Năm 2019 đã bắt đầu như một năm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn khi các thị trường đang dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt, liệu Anh có đạt được một thỏa thuận về Brexit hay không, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ bất ổn về các loại thuế thương mại, và giá dầu có tiếp tục biến động”.

“Trong bối cảnh những bất ổn này, ASEAN tiếp tục duy trì là một trong các khu vực cởi mở và lạc quan nhất trên thế giới. Trong năm 2019, khu vực ASEAN có cơ hội tiếp tục phát huy thế mạnh này bằng việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tăng cường mở rộng tự do thương mại”, ông Hải cho hay.

kinh tế việt nam
Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển thương mại đến từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: DT

Tại báo cáo này, HSBC cũng đưa ra các lĩnh vực cần tập trung trong năm 2019. Theo đó, các nền kinh tế ASEAN có thể cải thiện phần nào tình hình thương mại đi xuống nếu sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc sang Đông Nam Á diễn ra. Việc tăng cường hỗ trợ các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ trong nội khối ASEAN diễn ra thuận lợi sẽ khiến cho xu hướng dịch chuyển này diễn ra sâu rộng hơn.

Việt Nam với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng trở thành thị trường có thể hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển thương mại đến từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo cáo từ Khối Nghiên cứu kinh tế, Tập đoàn HSBC, quý I/2019, giả sử một nền kinh tế khu vực châu Á nắm bắt được 1% lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hay 1% lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, GDP của thị trường đó sẽ tăng đáng kể - và Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong các thị trường với tiềm năng tăng trưởng tăng tới 1,2%. Đây là lợi thế mà Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa dòng chảy thương mại trong nội khối ASEAN.

Thu hút hơn nữa đầu tư từ nước ngoài

Theo HSBC, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á đã làm dịu hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nguồn vốn cần được hướng nhiều hơn nữa vào các thị trường như Thái Lan, Indonesia hoặc Philippines nơi chuỗi cung ứng được kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai.

Đối với Việt Nam, với nền tảng vững chắc của một nền kinh tế ủng hộ tự do thương mại và tăng trưởng mạnh, Việt Nam tiếp tục duy trì là điểm đến đầu tư thu hút cho các doanh nghiệp quốc tế. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 đạt 35,46 tỷ USD, với tổng vốn giải ngân tăng 9,1% đạt 19,1 tỷ USD làm cho năm 2018 trở thành năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục.

Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác HSBC khuyến nghị cần tập trung trong năm 2019 là cần cải thiện kết nối kỹ thuật số và đầu tư vào không gian kỹ thuật số của ASEAN nhằm hỗ trợ lượng người tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh trong khu vực có thể tạo nền tảng vững chắc cho tiềm năng tăng trưởng chuỗi cung ứng của ASEAN đồng thời tạo sức hấp dẫn thu hút các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài.

Hướng đến một ASEAN bền vững

Báo cáo của HSBC cho rằng, dường như thách thức lớn nhất cho ASEAN sẽ đến từ các yếu tố tự nhiên hơn là từ những sự kiện do con người tạo ra do Đông Nam Á là một trong những khu vực nhạy cảm nhất với các vấn đề thiên tai trên thế giới. Điều này sẽ còn tồi tệ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trong những năm gần đây. Ngoài yếu tố về thiên nhiên, quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc đến năm 2030 trong khu vực Đông Nam Á có khoảng hơn 100 triệu người sẽ chuyển đến thành thị, tạo ra nhiều áp lực lên các nguồn lực như thực phẩm, sức khỏe và cơ sở hạ tầng.

HSBC cũng chỉ ra các lĩnh vực cần tập trung để hướng đến một ASEAN bền vững hơn bao gồm: Phát triển các chuẩn mực và cơ chế ưu đãi ở tầm khu vực giúp tăng tính hiệu quả về chi phí và từ đó tăng sức hút của các công cụ tài chính này đối với doanh nghiệp; khởi động chuyển đổi mạng lưới thành phố thông minh; làm việc với Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, ...

Ông Hải cho biết: “Rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách ASEAN có rất nhiều ưu tiên cần thực hiện trong năm nay và việc tiếp tục hội nhập khu vực là yếu tố trọng yếu nhằm ứng phó lại các thách thức mang tính toàn cầu trong năm 2019. Các doanh nghiệp đang trông chờ những hành động phát triển cụ thể nhằm giúp dòng chảy thương mại nội khối diễn ra dễ dàng hơn, khuyến khích đầu tư quốc tế và tạo một tương lai vững bền. Do vậy, việc đạt được nhiều cải cách, hội nhập và mở cửa trong năm 2019 sẽ giúp khu vực hiện thực hóa dòng chảy thương mại và tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro từ những biến động trên toàn cầu đang nhiều khả năng diễn ra trong những năm tới.

“Việt Nam đã đạt được những lợi thế đáng ghi nhận từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Chúng ta cần tiếp tục phát huy lợi thế này để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa”, ông Hải nhấn mạnh./.

D.T

最近更新