Tới thời điểm này,ốcmớilàmốiquantâmlớncủaĐứtỷ số trận psg khi cơn bão khủng hoảng nợ công tại châu Âu bước sang năm thứ 2 và khiến các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) lao đao thì Berlin, chứ không phải Brussels - trung tâm chính trị của EU - mới là người giữ vai trò quyết định tương lai của khối liên hiệp chính trị, văn hóa, xã hội này. Sức mạnh kinh tế và vai trò người tài trợ chính trong các chương trình cứu trợ của châu Âu đã mang lại cho Đức quyền định đoạt cũng như quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng của EU và khu vực đồng tiền chung (Eurozone).
Vì vậy, điều đáng ngạc nhiên là Đức lại đang ít quan tâm đến việc thực thi các cam kết cải cách của Hy Lạp hay yêu cầu cứu trợ của Tây Ban Nha hơn là việc "chăm chút" một quốc gia ở châu lục khác là Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự kì vọng của người dân Đức– những người sẽ đi bỏ phiếu quyết định người đứng đầu quốc gia vào tháng 5-2013– thì không khó để tìm ra câu trả lời cho những hành động của chính quyền Thủ tướng Angela Merkel.
Từ vị thế "không thể đánh bại" cách đây 3 năm, liên minh đảng cầm quyền của bà Merkel giờ chỉ còn khoảng 35-39% cơ hội chiến thắng trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ xã hội tăng lên 26-30%, theo các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành rộng rãi tại nước này.
Theo đánh giá của các giới phân tích, chìa khóa để bà Merkel dành chiến thắng trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới là việc xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo luôn kiên quyết bảo vệ những người dân nộp thuế nước mình và chỉ miễn cưỡng thực thi những quyết định cứu trợ các quốc gia khác, bằng những đồng tiền đóng thuế của dân chúng khi không còn lựa chọn nào khác.
Một yếu tố nữa, ảnh hưởng tới túi tiền của người dân Đức là tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, triển vọng kinh tế kém sáng sủa hơn. Thậm chí, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) còn cho rằng quốc gia này sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nhẹ.
Nói cách khác, vấn đề lớn nhất của bà Merkel bây giờ là kinh tế chứ không phải là chính trị.
Trong khi đó, Trung Quốc được coi là thị trường quan trọng nhất của Đức, nước xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới, với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 170 tỷ USD năm 2011) và dự kiến sẽ tăng 2 con số trong năm 2012. Hiện tại, một nửa hàng hóa từ châu Âu xuất khẩu sang Trung Quốc có xuất xứ từ Đức và gần 1-4 hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào châu Âu được tiêu thụ tại Đức.
Bởi thế, nhiều nhà kinh tế cho rằng, triển vọng kinh tế Đức sẽ không lâm vào tình trạng khó khăn, trừ khi Trung Quốc bị “cảm lạnh” hoặc nền kinh tế thế giới phải gánh chịu một tai họa bất ngờ nào đó.
Đây được coi là lý do chính cho chuyến thăm chính thức Trung Quốc hồi cuối tháng 8 của bà Angela Merkel và là lý do khiến bà Thủ tướng Đức, người đã giữ vững ngôi vị người phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes kể từ năm 2005 bởi sự điều hành đất nước một cách khéo léo, quyết đoán và hợp lòng dân lại có những hành động thiếu kiên quyết đối với vấn đề khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Thậm chí, hồi đầu năm nay, bà Merkel còn bị coi là người đã đẩy Eurozone đến sát bờ vực vỡ nợ khi phủ quyết các đề xuất cho phép chính phủ các nước châu Âu cùng đứng ra bảo lãnh đối với các khoản vay chính phủ và tiền gửi ngân hàng nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản.
Tuy nhiên, bà đã xoa dịu thị trường trong những tuần gần đây bằng cách chấp thuận cho Ngân hàng Trung ương châu Âu mua lại các khoản nợ của chính phủ một số nước Nam Âu với lãi suất thấp hơn nhằm hỗ trợ họ giải quyết khủng hoảng.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đang giữ một vai trò quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại của Đức chứ không phải là Hy Lạp, hay Tây Ban Nha – các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ cao trong khu vực EU mà Đức là thành viên chủ chốt.
Đỗ Hà(tổng hợp)