【bang xep hang hang nhat anh】Nỗ lực phát triển kinh tế

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:53:41

Từ đầu năm đến nay,ỗlựcphttriểnkinhtếbang xep hang hang nhat anh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình sản xuất của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, tỉnh và các địa phương luôn nỗ lực để phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.

Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang.

Nhiều thách thức

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020, một số lĩnh vực đạt kết quả khá. Cụ thể là diện tích lúa Đông xuân xuống giống vượt kế hoạch, đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa, năng suất đạt hơn 7,6 tấn/ha và giá cả tăng nên lợi nhuận người dân trồng lúa được nâng lên. Công tác phòng, chống hạn, mặn được thực hiện nghiêm túc, chưa có diện tích cây trồng thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn. Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nồng độ mặn đo được cao nhất gần đây lên đến hơn 18%o ở kênh Lầu, thành phố Vị Thanh. Dự báo, tới đây do hạn, xâm nhập mặn, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp sẽ gây bất lợi đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân trong tỉnh. Tình hình thời tiết cực đoan, cao điểm của nắng gay gắt cũng ảnh hưởng trực tiếp lên các loại cây trồng và rau màu gây nguy cơ thiếu nước tưới. Bên cạnh đó, yếu tố xâm nhập mặn còn đe dọa đến những vùng sản xuất cây ăn trái và các loại cây trồng khác.

Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết luôn theo dõi tình hình khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông báo đến người dân có hướng ứng phó với tình hình xâm nhập mặn. Trong đó, phân công cán bộ Trạm Thủy lợi theo dõi tình hình xâm nhập mặn tại huyện Long Mỹ, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đo mặn mỗi ngày. Chỉ đạo công nhân vận hành hệ thống các công trình do tỉnh quản lý để chủ động trong công tác ngăn mặn; triển khai hoàn thành 10 trạm đo mặn tự động để khai thác số liệu có hiệu quả từ các trạm đo mặn tự động.

UBND tỉnh cho rằng, tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh, do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 là thách thức rất lớn. Một số chỉ tiêu đang có xu hướng giảm như tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,03% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm 6,99% so với cùng kỳ… Nguyên nhân cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều bị dịch bệnh nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu mới và nhập khẩu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu. Dự báo trong thời gian tới, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu có thể sẽ tiếp tục sụt giảm. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Những khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước và chỉ số GRDP của tỉnh.

Chỉ riêng lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, trong quý I có 160 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn là 519,87 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ; cấp mới 335 hộ kinh doanh với tổng vốn là 31,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, cũng có 57 doanh nghiệp giải thể; 45 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động với tổng vốn 98,57 tỉ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, các công ty giải thể là doanh nghiệp siêu nhỏ, nguồn vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng lực quản trị hạn chế; kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng mở rộng quy mô. Các doanh nghiệp giải thể thuộc lĩnh vực xây dựng, vận tải và bán buôn trong các cửa hàng chuyên doanh khác. Các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do điều kiện kinh doanh khó khăn cần có thời gian sắp xếp lại bộ máy và phương thức kinh doanh phù hợp.

Nông dân Hậu Giang sản xuất thắng lợi vụ lúa Đông xuân 2019-2020.

Quyết tâm trong quý II

Ngành nông nghiệp tỉnh xác định trong quý II này tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Hè thu theo kế hoạch, chăm sóc rau màu, cây ăn trái. Rà soát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, mặn cho lúa và các loại cây trồng khác; tăng cường dự báo về thời tiết và hướng dẫn nông dân phòng ngừa các loại sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Siết chặt công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm trên gia cầm và dịch tả heo châu Phi; công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y. Khuyến cáo người dân tái đàn heo trở lại để tăng quy mô tổng đàn sau đợt thiệt hại do dịch tả heo châu Phi nhưng phải đảm bảo các yếu tố theo quy định và dưới sự giám sát của ngành thú y. Khuyến khích chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhất là hạn, xâm nhập mặn nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thực hiện hiệu quả các giải pháp công trình và phi công trình, các dự án bức xúc phục vụ cho công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về phòng, chống cháy rừng và tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống cháy rừng ở các điểm trọng yếu trong cao điểm mùa khô.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh cũng đã yêu cầu tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp nắm, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã. Tổ chức tập huấn kỹ năng liên kết nhóm trong sản xuất, tiêu thụ. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá cả hàng hóa; tình hình mua, bán, dự trữ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, kho dự trữ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường của trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch Covid-19 có thể làm giảm sản lượng hàng xuất khẩu vì một số nước có dịch dừng nhập hoặc kéo dài thời gian dẫn đến chi phí tồn kho của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, để chuẩn bị khi dịch bệnh lắng dịu, công ty duy trì sản xuất các mặt hàng có thế mạnh để xuất khẩu. Đồng thời, hoàn thiện chuỗi giá trị tôm khép kín, đạt các chuẩn mực, chứng nhận quốc tế để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, những tháng đầu năm bên cạnh tăng cường công tác phòng dịch ở các doanh nghiệp thì cũng khuyến khích doanh nghiệp ổn định sản xuất. Điều này vừa góp phần ổn định nền kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, đảm bảo lượng hàng hóa cho thị trường, nhất là phục hồi lại đà xuất khẩu khi các nước nhập khẩu trở lại.

Thời gian qua, Sở Công thương Hậu Giang cũng đã tổ chức dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông thủy sản theo tiến độ thực hiện Đề án truy suất nguồn gốc. Kiểm tra các siêu thị, các chợ, cửa hàng bán lẻ, bán sản phẩm và nhu yếu phẩm trong việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho người dân trong thời gian dịch Covid-19. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá cả hàng hóa, tình hình mua, bán, dự trữ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành. Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương, cho biết tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, đồng thời khảo sát thực tế, đánh giá công tác chuẩn bị lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Tân Phước Hưng (huyện Phụng Hiệp) và Cụm công nghiệp Tân Thành (thành phố Ngã Bảy). Triển khai kế hoạch của Bộ Công thương trong hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia. Tổ chức xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, rà soát nắm tình hình và kiểm tra một số lĩnh vực đang được dư luận quan tâm thuộc phạm vi quản lý của ngành và thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm... nhằm ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn.

Bài, ảnh: HOÀI THU

顶: 3797踩: 5