Sản xuất công nghiệp gặp khó Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương cho thấy,ĐôngNambộNhanhchóngphụchồisảnxuấtcôngnghiệbxh sec chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2020 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng thấp nhất trong những năm qua của tỉnh này. Tại Đồng Nai, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2020 tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành sản xuất thiết bị điện tử giảm 5,56%, đây là ngành chịu sự ảnh hưởng nặng nhất với nhiều hợp đồng sản xuất, kinh doanh phải hủy bỏ, một số DN sản xuất cầm chừng, nhiều DN gặp khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ngành sản xuất đồ gỗ cũng gặp không ít khó khăn, giảm 8,32%, các nhà nhập khẩu chủ yếu là Mỹ và các nước EU ngừng nhập hàng, tồn kho không tiêu thụ được. Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang đứng trước nhiều thách thức khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn trong 7 tháng giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất bị thiếu hụt và thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn. Các nước là đối tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa mở cửa quan hệ bình thường trở lại khiến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, DN giảm quy mô sản xuất, xuất khẩu. | Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất |
Nhiều giải pháp phục hồi Theo ông Lê Văn Lộc - Phó giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai, tình hình sản xuất công nghiệp những tháng còn lại của năm 2020 sẽ khả quan hơn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng dương trong những tháng còn lại, rất cần những giải pháp, chính sách đột phá, hỗ trợ nhanh cho DN sản xuất công nghiệp ổn định, phát triển sản xuất. Tính đến thời điểm này, 118 DN trong các khu công nghiệp của Đồng Nai bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã phục hồi sản xuất và hơn 58,3 nghìn lao động đã trở lại làm việc. Đồng Nai đã và đang tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn để DN phục hồi sản xuất công nghiệp, xuất khẩu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng kịp thời hỗ trợ tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi các khoản vay... Đồng Nai cũng sẽ thực hiện linh hoạt, phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm số lượng, tránh chồng chéo trong kiểm tra, thanh tra, tạo thuận lợi nhất cho DN. Tỉnh Bình Dương cũng chủ động triển khai từ sớm hỗ trợ tài chính, thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc của DN. Tỉnh đang thực hiện những chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh, thành phố trên cả nước để mở rộng đầu ra cho DN sản xuất công nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ DN trên địa bàn tham gia xúc tiến thương mại trực tuyến với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... thông qua Bộ Công Thương. Đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tuy giá trị sản xuất chung của ngành công nghiệp suy giảm, song mức tăng trưởng được ghi nhận tốt ở một số ngành như chế biến lương thực, thực phẩm, hóa dược... Đây là điểm sáng của ngành công nghiệp, khi các DN đạt mức tăng trưởng doanh thu khá nhờ nhu cầu và sức mua tăng thị trường nội địa trong mùa dịch bệnh. Vì thế, các DN ngành chế biến thực phẩm tiếp tục gia tăng sản lượng phục vụ thị trường đang có xu hướng phục hồi. Nhiều DN của thành phố như Vissan, Vifon... đã tiến hành điều chỉnh chiến lược kinh doanh, dồn sức cho thị trường trong nước, thay vì xuất khẩu như trước. Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh: Các địa phương, DN đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, khuyến khích đa dạng hóa thị trường nhập khẩu. Việc khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước, triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng sẽ góp phần kích thích sản xuất công nghiệp nội địa mau chóng hồi phục và phát triển. |
|