游客发表
发帖时间:2025-01-26 00:34:45
Nhiều tồn tại cần giải quyết
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương tuân thủ khá nghiêm túc các quy định pháp luật hiện hành việc xác lập quyền sở hữu Nhà nước về tài sản và xử lý tài sản sau khi được xác lập sở hữu Nhà nước. Qua xử lý tài sản đã bổ sung kịp thời một lượng đáng kể nguồn tài sản phục vụ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tăng thêm nguồn lực cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tăng nguồn thu cho NSNN.
Song, thực tế triển khai, tình hình quản lý, xử lý tài sản xác lập sở hữu Nhà nước còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Cơ chế xử lý đối với một số loại tài sản còn có sự khác nhau; thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với một số loại tài sản chưa chặt chẽ; đầu mối quản lý phân tán...
Một trong những tồn tại lớn cần được khắc phục ngay là việc các địa phương chưa quan tâm đầu tư hệ thống kho tàng để bảo quản tài sản xác lập sở hữu Nhà nước. Cho đến nay, trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các địa phương chủ yếu chỉ có kho của cơ quan Thi hành án, cơ quan Quản lý thị trường. Riêng ở Hải Phòng, tất cả các cơ quan đều phải đi thuê kho bãi của công ty kinh doanh kho bãi thành phố nên hàng hoá để phân tán, chi phí thuê kho khá lớn và không chủ động trong việc xử lý.
Việc phân cấp xử lý đối với tài sản do các cơ quan trung ương, cấp tỉnh có hệ thống ngành dọc ra quyết định tịch thu (Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường...) chưa được thực hiện thống nhất giữa các địa phương, đại bộ phận các tỉnh, thành phố đều tập trung về đầu mối cấp tỉnh để xử lý, riêng ở thành phố Hà Nội có nơi chuyển giao cho quận, huyện tổ chức thực hiện, có nơi lại tập trung về cấp tỉnh để xử lý tập trung.
Một tình trạng đáng lo ngại khác là việc tồn đọng tài sản. Ở các địa phương, trong quá trình định giá, giá để xác định thẩm quyền tịch thu đồng thời là giá chuyển giao để làm giá khởi điểm bán đấu giá như quy định hiện hành, tài sản thường không bán ngay được mà phải tiếp tục giảm giá nhiều lần (mỗi lần giảm 10%). Cá biệt, ở Hà Nội, có lô hàng tổ chức bán đấu giá tới lần thứ 7 vẫn chưa bán được, số lượng hàng tịch thu tồn kho lớn (thường trên 20 tỷ đồng).
Trước thực tế đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước là cần thiết để hướng dẫn cụ thể các quy định về xác lập quyền sở hữu của Nhà nước tại Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Dân sự. Văn bản này sẽ đảm bảo việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được chặt chẽ, đúng pháp luật, cũng như việc quản lý, xử lý các loại tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thống nhất, tập trung.
4 hành vi bị nghiêm cấm
Với mục tiêu đảm bảo thủ tục chặt chẽ, đơn giản phù hợp với quy trình cải cách thủ tục hành chính, dễ hiểu và thống nhất thực hiện, dự thảo Nghị định được Bộ Tài chính xây dựng gồm 5 Chương 35 Điều.
Đối tượng áp dụng là cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Dự thảo nhấn mạnh, việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản phải được lập thành văn bản và phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước là tài sản Nhà nước, được quản lý, xử lý theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Có 4 hành vi bị nghiêm cấm là: Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước dưới mọi hình thức; Không báo cáo, lập phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Không triển khai thực hiện đúng thời gian quy định việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Dự kiến, khi Nghị định này chính thức có hiệu lực, Nghị định số 137/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức sẽ được bãi bỏ.
Hồng Vân
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接