Hiện nay,ựchiệntráchnhiệmxãhộilàpháttriểnbềnvữnhận định betis trên thế giới đang tồn tại 2 quan điểm đối lập về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một quan điểm cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng ủng hộ quan điểm này, cho rằng không nên ép các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội mà nên để cho mỗi doanh nghiệp tự quyết định. Quan điểm trái ngược cho rằng với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, tự nhiên và trong quá trình đó họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động..., trong đó trách nhiệm kinh tế và pháp lý là trách nhiệm tối thiểu. Việc thực hiện đạo đức kinh doanh cũng là thực hiện một phần của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. PGS.TS Phạm Văn Đức, Viện Triết học cho rằng: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là những việc làm cấp thiết./. Minh Nguyệt |